Hiện diện của LNG trên thế giới, quá khứ và tương lai

16:17 | 23/06/2023

241 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Công nghệ hóa lỏng khí xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Đến nay loại khí này hiện diện ở khắp nơi và có vai trò khó có thể thay thế.
Hiện diện của LNG trên thế giới, quá khứ và tương lai
LNG hiện diện ở nhiều lĩnh vực trong xã hội

Số liệu trên thế giới

Năm 2016, thông qua LNG, có 347 tỷ m3 khí tự nhiên (tính theo thể tích dạng khí) đã lưu thông trên toàn thế giới. Theo BP, con số này chiếm gần 32% tổng lưu lượng khí đốt tự nhiên năm 2016 trên toàn thế giới.

Cũng trong năm 2016, vận chuyển LNG tăng 7,5% so với năm 2015, theo số liệu của GIIGNL.

Kể từ năm 1981, gần một phần tư lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào Pháp đã được vận chuyển dưới dạng LNG (23,1% vào năm 2016).

Vào năm 2016, có 39 quốc gia nhập khẩu LNG từ 19 quốc gia xuất khẩu. Theo BP, trong năm 2016, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần 70% lượng LNG nhập khẩu toàn cầu.

Qatar, Úc, Malaysia, Nigeria và Indonesia là những nước xuất khẩu LNG chính. Những quốc gia này cung cấp hơn hai phần ba lượng LNG được vận chuyển trên toàn thế giới.

Có 3 nhà nhập khẩu LNG chính:

  • Nhật Bản: 31,3% tổng sản lượng LNG nhập khẩu trên toàn thế giới vào năm 2016. Có khả năng nguồn cung chủ yếu đến từ Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á.
  • Hàn Quốc: 12,7% tổng sản lượng LNG nhập khẩu trên toàn thế giới vào năm 2016
  • Trung Quốc: 9,9% tổng sản lượng LNG nhập khẩu trên toàn thế giới vào năm 2016.

Vào cuối năm 2016, có hơn 130 cảng tái hóa khí đang hoạt động trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 30 kho cảng nằm ở Nhật Bản. Tại châu Âu, các kho cảng chủ yếu được tìm thấy ở Tây Ban Nha (7 cảng và 27 bể chứa), Vương quốc Anh, Pháp và Ý.

Pháp

Hiện nay, dòng chảy LNG đi đến Pháp qua 4 kho cảng LNG:

  • 2 kho cảng ở Fos-sur-Mer (Provence-Alpes-Côtes d'Azur):
    • Fos Tonkin (sức chứa 80.000 m3 LNG), đi vào hoạt động từ năm 1972 và chủ yếu tiếp nhận LNG từ Algeria và Ai Cập. Elengy - một công ty con của Engie, điều hành kho cảng này.
    • Fos Cavaou (sức chứa 330.000 m3 LNG), đi vào vận hành từ năm 2010. Société du Terminal Méthanier de Fos-Cavaou - một công ty con của Elengy (hơn 70% cổ phần) và TotalEnergies, điều hành kho cảng này.
  • Montoir-de-Bretagne (Pays de la Loire), đi vào hoạt động từ năm 1980 và do Elengy điều hành (sức chứa 360.000 m3 LNG), chủ yếu tiếp nhận LNG từ Algeria và Nigeria.
  • Dunkirk (công suất 570.000 m3 LNG), kho cảng được đưa vào vận hành năm 2016 và do Gaz-Opale (với EDF nắm giữ gần 65% cổ phần) vận hành.

Trong quá khứ

Năm 1940, trạm LNG thử nghiệm đầu tiên đã được thành lập ở Cornwell, Mỹ. Sau đó, một cơ sở công nghiệp đã được xây dựng ở Ohio để đáp ứng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong giai đoạn đỉnh điểm. Cơ sở có công suất hóa lỏng là 200 m3/ngày và công suất tái tạo khí là 115 m3/giờ để bơm lại khí vào mạng lưới.

Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên nhập khẩu LNG. Từ cuối những năm 1950, Gaz de France đã bắt tay vào thiết lập những đường dây vận chuyển bằng đường biển. Vào năm 1963, ba đơn vị hóa lỏng đã được đưa vào hoạt động gần Oran, giúp vận chuyển khí đốt đến Anh và Pháp (kho cảng Fos-sur-Mer).

Algeria là nhà cung cấp LNG duy nhất của Pháp cho đến năm 2004. Kể từ đó, nguồn cung đã được đa dạng hóa, với nguồn cung chủ yếu đến từ Ai Cập và Nigeria (từ 2006), Qatar (2007) hay thậm chí là Trinidad và Tobago (phía nam Biển Caribe) và Úc (2009).

Hiện tại và tương lai

Trong những năm gần đây, những cải tiến trong kỹ thuật hóa lỏng và kỹ thuật đóng tàu tiên tiến hơn đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng. Hoạt động vận chuyển khí trên một quãng đường dài đã trở nên khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế. IEA dự báo: Tỷ trọng LNG trong cơ cấu mua bán khí đốt tự nhiên trên thế giới sẽ tăng, với tỷ trọng là hơn 40% vào năm 2035 (so với gần 30,5% vào năm 2010).

LNG hiện đang trải qua một giai đoạn mở rộng mới, với Úc và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu. Nhờ đẩy mạnh khai thác khí đá phiến, Mỹ đã bắt đầu xuất khẩu LNG từ kho cảng Sabine Pass (dọc biên giới giữa bang Texas và Louisiana) vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên họ muốn xuất khẩu khí đốt đến Mỹ Latinh. Theo IEA, vào năm 2022, hơn một nửa sản lượng khí đốt do Mỹ khai thác đã được xuất khẩu ở dạng hóa lỏng, giúp Mỹ trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu LNG lớn trên thế giới, bên cạnh Úc và Qatar.

LNG rẻ hay đắt?LNG rẻ hay đắt?
Đức: Thách thức hạ tầng cơ sở trong nhập khẩu LNGĐức: Thách thức hạ tầng cơ sở trong nhập khẩu LNG
Qatar sắp đạt thỏa thuận lớn với Trung QuốcQatar sắp đạt thỏa thuận lớn với Trung Quốc
Nga muốn xây dựng 100 nhà máy LNG có công suất thấp vào năm 2030Nga muốn xây dựng 100 nhà máy LNG có công suất thấp vào năm 2030
Sản xuất LNG có thể biến Israel thành một Sản xuất LNG có thể biến Israel thành một "tay chơi" khí đốt toàn cầu?

Ngọc Duyên

AFP