Hàn Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam
Hiệp hội sản xuất gỗ Hàn Quốc - hiệp hội của các nhà sản xuất ván ép Hàn Quốc vừa đệ đơn kiến nghị lên Ủy ban Thương mại Hàn Quốc về việc các sản phẩm gỗ dán của Việt Nam được bán với giá quá thấp dẫn đến giảm thu nhập của họ.
Hiệp hội này cho biết sản phẩm gỗ dán Việt Nam được nhập khẩu vào Hàn Quốc với mức giá quá rẻ so với thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh không công bằng đối với các nhà sản xuất gỗ dán tại Hàn Quốc. Vì vậy, quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
![]() |
Hàn Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam |
Theo Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, trong năm 2018, thị trường gỗ dán của Hàn Quốc ước tính khoảng 800 tỷ Won (677 triệu USD). Trong đó, các sản phẩm của Việt Nam chiếm 40%, các công ty địa phương chiếm khoảng 10% thị trường.
Hiện tại, Hàn Quốc áp đặt mức thuế chống bán phá giá từ 3,96% đến 38,1% đối với gỗ dán nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc. Hiệp hội sản xuất gỗ Hàn Quốc đề nghị nên áp dụng mức thuế chống bán phá giá 93,5% đối với gỗ dán Việt Nam.
Sau khi nhận được kiến nghị, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc đã tiến hành mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Kết quả sơ bộ của quá trình điều tra sẽ được công bố trước tháng 4/2020.
Nguyễn Hưng
-
Gỗ dán và pin mặt trời được Hoa Kỳ gia hạn điều tra bán phá giá
-
DOC gia hạn phán quyết chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 3/9: OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu trong năm 2022
-
Sắp hết hạn điều tra bán phá giá sợi của Việt Nam vào Hoa Kỳ
-
Việt Nam có 12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan