Hạn đang tới giá trần chưa thông
![]() |
Theo đó, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ áp giá trần với dầu nhập khẩu từ Nga bắt đầu từ ngày 5/12 tới.
Mức giá trần mà nhóm G7 đưa ra hiện nay với 1 thùng dầu của Nga là từ 65 - 70 USD. Con số này đã được đưa ra thảo luận tại Liên minh châu Âu tuần qua. Song đến phiên quyết định tối 25/11, cuộc họp lại bị hoãn.
Ba Lan, Cộng hoà Estonia và Cộng hoà Litva hiện muốn mức giá trần thấp hơn nhiều, khoảng 30 USD/thùng và cho rằng mức này sát với chi phí khai thác của Nga.
Trong khi đó, Cộng hoà Síp, Hy Lạp và Malta lại muốn một mức giá cao hơn, bởi đây là những quốc gia vốn có ngành vận tải đường biển đang phục chính trong hoạt động vận chuyển dầu xuất khẩu của Nga vào EU.
Cộng hoà Síp, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá đề xuất là quá thấp, đưa ra yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại kinh doanh mà họ phải gánh chịu hoặc cần có thêm thời gian để họ tiến hành điều chỉnh.
G7 cũng như của Liên minh châu Âu cần xác định một mức giá trần đủ thấp để đánh vào nguồn thu của Nga, nhưng phải đủ cao để nước Nga vẫn tiếp tục duy trì dòng chảy dầu thô.
Trong trường hợp giá bán quá thấp, nước Nga sẽ không có động lực xuất khẩu, dẫn tới giá dầu tăng trên thị trường thế giới. Điều này sẽ gây bất lợi cho những nước lệ thuộc vào dầu mỏ, đặc biệt là các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Không chắc liệu các nước G7 và Liên minh châu Âu có thực hiện biện pháp này vào đầu tuần sau hay không.
Bình An
- Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
- Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
- Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
- EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
- Tây Ban Nha tăng cường khả năng cung cấp LNG cho châu Âu
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 3/2: Nhập khẩu dầu thô vào châu Á đạt kỷ lục
- Dự báo năng lượng 2023 tại EU: Cơ cấu năng lượng điện thay đổi chóng mặt
- Shell bị tố cáo thực hiện “greenwashing”
- Bulgaria khởi công xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối với Serbia
- EU vẫn bất đồng về giới hạn giá các sản phẩm dầu của Nga
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/2: Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất của Đức gặp sự cố
- Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng bất chấp Fed nâng lãi suất thêm 0,25%
-
Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
-
Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
-
Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
-
EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
-
Tây Ban Nha tăng cường khả năng cung cấp LNG cho châu Âu