Hà Nội: Phố đi bộ cấm vật nuôi, loa công suất lớn, bán hàng rong
![]() |
Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm hoạt động trở lại từ ngày 18/9 |
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND về ban hành quy chế quản lý hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm nâng cao công tác quản lý, phát huy hơn nữa giá trị của điểm đến Hà Nội.
Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; không có những hành vi, lời nói thô tục, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; không đi, để các phương tiện giao thông trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ và xe lăn của người khuyết tật); không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập dòng người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật; tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.
Đáng chú ý, quy chế nêu rõ, cấm hành vi mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ; không cho phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung (trừ trường hợp cơ quan chức năng cho phép). Ngoài ra, thành phố cũng cấm các hành vi như bán hàng rong, đánh giày…; cấm những hành vi gây ảnh hưởng đến cơ sở vật chất, hạ tầng phố đi bộ như làm ảnh hưởng đến thảm cỏ, vườn hoa, cây xanh, hay các trang, thiết bị trong khu vực.
Đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và các hoạt động khác, tập thể, cá nhân muốn thực hiện hoạt động phải thực hiện thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Quy chế cũng quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có bảng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sử dụng biển hiệu đúng quy định; trong thời gian hoạt động của không gian đi bộ phải kê khai, đăng ký kinh doanh, chỉ được phép kinh doanh các mặt hàng phù hợp với quy hoạch theo phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch được thành phố phê duyệt. Đồng thời, sử dụng đúng phạm vi diện tích kinh doanh được phép; kinh doanh đúng giờ, không bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Tổ chức, cá nhân trông giữ phương tiện giao thông phải được cấp phép, không thu phí trông giữ xe quá giá quy định tại các tuyến phố phụ cận với các tuyến phố trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
![]() |
![]() |
H.T
-
Hà Nội công khai nhiều doanh nghiệp nợ thuế hơn 115 tỷ đồng
-
Hà Nội: Thêm tuyến buýt kết nối đường sắt Cát Linh - Hà Đông
-
Tin bất động sản ngày 30/6: Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất
-
Tin bất động sản ngày 29/6: Nguồn cung nhà phố, biệt thự tại TP HCM khan hiếm
-
Hơn 60.000 thí sinh đã thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia Hà Nội
- Bộ Công Thương đề xuất bãi bỏ 14 văn bản về thương mại, điện lực và môi trường
- Công bố Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước
- Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương 100% kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại tỉnh Điện Biên
- Thiên tai khiến 68 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế hơn 4.000 tỉ đồng
- Hà Nội xuất hiện biến thể BA.5, gia tăng ca Covid-19 nặng
- Quyết liệt với tội phạm ma túy
- Tạm dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc với 8 huyện thuộc 4 tỉnh phía Bắc
- An toàn thông tin cho chuyển đổi số
- Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4
- Điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, y tế từ 1/7
-
Bộ Công Thương đề xuất bãi bỏ 14 văn bản về thương mại, điện lực và môi trường
-
Công bố Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước
-
Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương 100% kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
-
Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại tỉnh Điện Biên
-
Thiên tai khiến 68 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế hơn 4.000 tỉ đồng