H2: Năng lượng tương lai (Kỳ 4)
![]() |
![]() |
Thực tiễn cho thấy, nhiên liệu hydro có thể được sử dụng trong một số lĩnh vực như (Figure 9):
· Nhiên liệu thay thế cho khí thiên nhiên và sản phẩm dầu mỏ (xăng, dầu) trong ngành năng lượng;
· Nhiên liệu thay thế cho xăng, dầu, khí thiên nhiên trong các phương tiện vận tải;
· Nhiên liệu thay thế cho khí thiên nhiên để cung cấp năng lượng cho tòa nhà văn phòng và nhà ở, phục vụ nhu cầu sưởi ấm và điện năng;
· Nguyên liệu đầu vào thay thế nhiên liệu hóa thạch trong các ngành công nghiệp phát thải carbon cao như công nghiệp hóa chất, thép, xi măng.
![]() |
Bên cạnh đó, hydro cũng có ưu điểm là sự tiện lợi khi tiến hành lưu trữ quy mô lớn trong dài hạn và vận chuyển ở bất kỳ khoảng cách nào, trong đó có tính đến cả việc sử dụng các hạ tầng dùng cho khí thiên nhiên (bao gồm cả khí hóa lỏng). Chẳng hạn như, vận chuyển nhiên liệu hydro sẽ trở thành lĩnh vực phát triển thay thế cho mạng lưới truyền tải điện năng. Điều này mở ra cơ hội mới cho phần lớn các khu vực trên thế giới giàu tiềm năng năng lượng tái tạo nhưng nằm xa các trung tâm tiêu thụ năng lượng.
Hiệu quả mang tính hệ thống cũng được bổ sung bởi các cơ hội mới để phát triển kinh tế - các công nghệ cao về hydro đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển giúp hydro có tiềm năng lớn để tăng trưởng hiệu quả và giảm giá thành.
Khả năng tích hợp các công nghệ hydro trong ngành năng lượng Mỹ đang được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của Bộ Năng lượng. Theo đó, đến giữa thế kỷ 21, hydro sẽ đóng vai trò lớn thứ hai sau năng lượng điện trong cơ cấu các nguồn năng lượng (Figure 10).
![]() |
Hơn 90% năng lượng cho sản xuất hydro sẽ đảm bảo bởi điện năng, trong đó tiêu thụ năng lượng sơ cấp như than, khí, dầu mỏ sẽ giảm lần lượt tương tương 73%, 34% và 18%, trong khi đó nguồn điện tái tạo (đứng đầu và năng lượng gió) sẽ tăng 4-5 lần.
Để thực hiện vai trò tham vọng của hydro này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các chính phủ và doanh nghiệp. Đó là lý do những hoạt động quốc tế trong lĩnh vực năng lượng hydro gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Phạm TT
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
TS. Võ Trí Thành: Tăng trưởng xanh cần gắn với chuyển đổi số
-
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
-
Pin và hệ thống tích trữ năng lượng: Chìa khóa để Việt Nam xanh hơn, phát thải thấp hơn
-
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
-
Cập nhật xu hướng và trao đổi kinh nghiệm hợp tác trong phát triển nền kinh tế hydrogen