Giảm giờ làm không mang lại lợi ích cho người lao động?

14:31 | 23/10/2019

504 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: "Việc giảm giờ làm trong điều kiện hiện nay không mang lại lợi ích cho người lao động, chi phí của doanh nghiệp tăng lên, giảm cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc thu hẹp sản xuất thì ảnh hưởng đến việc làm của người lao động".

Không tán thành việc đề xuất mở rộng khung giờ làm thêm tối đa

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, sáng ngày 23/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước khi tiến hành thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án luật này.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết một số nội dung thể hiện sự lắng nghe góp ý của ban soạn thảo.

neu giam gio lam nguy co that nghiep se tang
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Về việc mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng cao, cần giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

Kế thừa quan điểm của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khóa trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu. Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm như đã trình tại Kỳ họp thứ 7 để Quốc hội tiếp tục thảo luận. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 02 phương án kính trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến:

Phương án 1, quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.

Phương án 2, nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Lo người lao động bị vắt kiệt sức lao động

Phát biểu thảo luận tại hội trường về vấn đề thời gian làm việc của người lao động, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/năm, thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2.620 giờ/năm, trong khi ở Trung Quốc là 2.288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2.246 giờ/năm.

"Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, giám sát và chế tài còn hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tăng thời giờ làm thêm để khai thác sức lao động quá mức" - đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói và cho rằng cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động.

Góp ý về quy định thời gian làm việc, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị giữ nguyên quy định về thời giờ làm việc bình thường. Đại biểu cho rằng nếu rút ngắn hơn nữa thời gian lao động bình thường sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

"Việc giảm giờ làm trong điều kiện hiện nay không mang lại lợi ích cho người lao động, chi phí của doanh nghiệp tăng lên, giảm cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc thu hẹp sản xuất thì ảnh hưởng đến việc làm của người lao động", Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

M.L

neu giam gio lam nguy co that nghiep se tangHôm nay 23/10: Quốc hội thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi)
neu giam gio lam nguy co that nghiep se tangTăng tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động trẻ
neu giam gio lam nguy co that nghiep se tangNhiều công nhân muốn nghỉ thêm vào cuối tuần

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc