Giá vàng trong tuần (20/5-26/5): Ghi nhận mức giảm hàng tuần

07:24 | 26/05/2024

448 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá vàng thế giới trong tuần (20/5-26/5) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng quay đầu giảm. Thời điểm cuối tuần, giá vàng giảm mạnh ở đầu phiên sau đó tăng giá vàng cuối phiên nhưng vẫn ghi nhận mức giảm hàng tuần.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/5, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2334,02 USD/ounce.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 67,98 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 19,52 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2345 USD/ounce, giảm 3,2 USD trong phiên.

Giá vàng thế giới trong tuần (20/5-26/5) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng quay đầu giảm. Thời điểm cuối tuần, giá vàng giảm mạnh ở đầu phiên sau đó tăng giá vàng cuối phiên nhưng vẫn ghi nhận mức giảm hàng tuần.

Đầu tuần (20/5-21/5) giá vàng thế giới tăng khi đồng USD suy yếu và thị trường đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ ngày càng gia tăng.

Mức cao nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2429,52 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2441,7 USD/ounce.

Dữ liệu tuần trước cho thấy, lạm phát tại Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt và các nhà giao dịch hiện dự báo khoảng 65% khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Chiến lược gia thị trường cấp cao Daniel Pavilonis của RJO Futures nhận định, tình trạng lạm phát “dai dẳng”cùng với gánh nặng nợ công của Mỹ sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của vàng. Ông Pavilonis kỳ vọng vàng sẽ tăng lên lên mức gần 2.500 USD/ounce trong ngắn hạn.

Tâm lý thị trường đang lo ngại rủi ro khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng hôm thứ Hai (20/5). Truyền thông nhà nước đưa tin vụ tai nạn xảy ra tại khu vực miền núi đầy sương mù ở phía tây bắc đất nước và có vẻ như chiếc trực thăng gặp vấn đề về cơ khí và nó không bị bắn hạ. Trong khi đó, một tàu chở dầu của Trung Quốc đã bị tên lửa Houthi tấn công ở Biển Đỏ, làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Nhà môi giới SP Angel sáng nay cho biết: “Trung Quốc đang chật vật kiềm chế tác động từ sự sụp đổ của hai nhà phát triển bất động sản lớn khiến hàng nghìn bất động sản dở dang rơi vào tình trạng lấp lửng. Vấn đề càng phức tạp hơn khi nhiều căn hộ trong số này đã được bán cho những người mua hỗ trợ thế chấp tài sản mà họ vẫ chưa thể chuyển đến ở”.

Các nhà đầu cơ phương Tây cũng đang mua vàng, bạc và các thị trường hàng hóa tương lai khác trong bối cảnh có ý kiến cho rằng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu tốt hơn, từ đó sẽ thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn đối với hàng hóa thô.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giữa tuần (22/5-23/5) giảm mạnh sau cuộc họp chính sách cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm thứ Tư (22/5) cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy trì lãi suất chính sách của họ hiện tại.

Fed cũng đã đề cập đến việc sẵn sàng thắt chặt chính sách hơn nữa nếu rủi ro lạm phát xảy ra. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp cho thấy khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác là có thể.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay, làm cạn kiệt nguồn vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Mặc dù ngân hàng trung ương dự kiến ​​​​sẽ không sớm thay đổi lập trường chính sách tiền tệ của mình, nhưng ủy ban đang xem xét các yếu tố khác tác động đến thanh khoản thị trường.

Ngoài ra, biên bản cũng phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng của thị trường khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ không đạt được tiến triển tốt hơn khi lạm phát đang quay trở lại mục tiêu 2%.

Thời gian qua, vàng chịu ảnh hưởng bởi quan điểm chính sách “diều hâu” của Fed. Tuy nhiên, vàng vẫn được coi là một tài sản đầu tư hiệu quả nhờ vai trò phòng ngừa lạm phát và được coi như một tài sản trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục leo thang.

Theo Tạp chí Phố Wall, sự phục hồi của vàng trong nhiều tháng qua chủ yếu là do hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là nhu cầu từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đang bắt đầu đa dạng hóa đồng USD và điều này sẽ tạo lực đẩy cho vàng tăng giá trong tương lai.

Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, giá vàng đã tăng hơn 16% kể từ đầu năm đến nay và đạt mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce trong tháng 5. Các nhà phân tích của Citi Bank cũng dự đoán giá vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trong vòng 6 đến 18 tháng tới.

Khu vực đồng euro tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 6/6 trong bối cảnh triển vọng kinh tế tích cực hơn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết bà "thực sự tin tưởng" lạm phát khu vực đồng euro đã được kiểm soát.

Thời điểm cuối tuần (24/5-26/5) giá vàng giảm mạnh ở đầu phiên sau đó tăng giá vàng cuối phiên.

Ngày 24/5, giá vàng chứng kiến áp lực bán mạnh khi các nhà đầu tư chốt lời và dữ liệu thị trường lao động Mỹ đang tốt hơn mong đợi.

Mức thấp nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2332,82 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2343,2 USD/ounce.

Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tại Mỹ đã giảm trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động tương đối ổn định. Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm 8.000 đơn xuống mức 215.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 18/5.

Các thị trường đang chú ý đến thị trường lao động Mỹ - vốn vẫn là yếu tố quan trọng đối ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà kinh tế lưu ý rằng thị trường lao động thắt chặt sẽ đẩy lạm phát tiền lương cao hơn, điều này sẽ làm tăng giá tiêu dùng nói chung.

Dữ liệu của S&P Global cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ đang tăng tốc trong tháng này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng báo cáo giá nhiều loại hàng hóa đầu vào tại Mỹ cũng tăng vọt, cho thấy lạm phát hàng hóa sẽ gia tăng trong những tháng tới.

Sang đến ngày 25/5 và 26/5, giá vàng tăng khi hoạt động mua hàng của ngân hàng trung ương và nhu cầu mạnh mẽ của châu Á đã tạo ra xu hướng tăng giá dài hạn cho vàng, tuy nhiên, sự không chắc chắn xung quanh chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiếp tục tạo ra biến động ngắn hạn đáng kể.

Mức cao nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2334,02 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2345 USD/ounce.

Nitesh Shah, Giám đốc Nghiên cứu tại WisdomTree kỳ vọng nhu cầu vàng của từ nhiều khu vực sẽ hỗ trợ giá cao hơn. Ông Shah giải thích rằng mặc dù các ngân hàng trung ương không tập trung vào vàng khi họ tìm cách đa dạng hóa tài sản dự trữ, nhưng họ vẫn sẽ nắm bắt cơ hội và mua vàng với giá chiết khấu tốt nhất khi có thể.

Ông nói: “Mỗi khi giá vàng giảm các ngân hàng trung ương sẽ mua vào và nếu các ngân hàng trung ương muốn một mức giá rẻ hơn, tốt hơn hết họ nên mua vàng ngay bây giờ vì giá vàng sẽ ngày càng cao hơn”.

Biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed công bố hôm thứ Tư (22/5) cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang đặt câu hỏi liệu lãi suất có đủ cao để chế ngự lạm phát hay không. Một số quan chức sẵn sàng tăng chi phí đi vay trở lại nếu lạm phát tăng cao.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác cho biết họ cảm thấy khó có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nữa.

Tâm lý người tiêu dùng cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng do lo ngại về chi phí vay vẫn ở mức cao, điều này cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đã chậm hơn.

Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades cho rằng: “Trong bối cảnh hiện tại, Fed có thể sẽ đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên sang tháng 11 thay vì tháng 9”.

Các nhà phân tích cho biết, bất chấp sự không chắc chắn xung quanh triển vọng lãi suất của Mỹ, giá vàng vẫn tăng 13% từ đầu năm đến nay, phần lớn nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/5, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 87,5-89,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/5.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 87,5-89,3 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở chiều mua và giảm 100.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/5.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 87,65-89,3 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/5.

Giá vàng hôm nay (22/5): Quay đầu giảmGiá vàng hôm nay (22/5): Quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (23/5): Thị trường trong nước và thế giới đồng loạt giảm sâuGiá vàng hôm nay (23/5): Thị trường trong nước và thế giới đồng loạt giảm sâu
Giá vàng hôm nay (24/5): Thị trường thế giới giảm mạnh khi các nhà đầu tư bán chốt lờiGiá vàng hôm nay (24/5): Thị trường thế giới giảm mạnh khi các nhà đầu tư bán chốt lời
Giá vàng hôm nay (25/5): Thị trường trong nước và thế giới trái chiềuGiá vàng hôm nay (25/5): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều

Minh Đức