Giá vàng hôm nay 21/6: Đồng USD rớt đáy, giá vàng hạ nhiệt
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tính đến đầu giờ sáng 21/6, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.389,09 USD/Ounce. So với đầu giờ sáng ngày 20/6, giá vàng thế giới giao ngay đã tăng tới 29 USD/Ounce.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2019 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.390,3 USD/Ounce, giảm 3,8 USD/Ounce trong phiên nhưng tăng tới 29 USD/Ounce so với cùng thời điểm ngày 20/6.
Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 38,46 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang cao hơn giá vàng trong nước khoảng 30 ngàn đồng đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh chủ yếu do đồng USD mất giá mạnh sau khi thông báo về việc giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng bỏ ngỏ khả năng sẽ hạ lãi suất vào cuối năm nay.
Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng 9999 trong nước cũng được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể:
Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 20/6, giá vàng SJC được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 38,18 – 38,43 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 580 ngàn đồng/lượng ở chiều mua và 830 ngàn đồng/lượng ở chiều bán.
Cùng thời điểm, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 38,15 – 37,45 triệu đồng/lượng, tăng 830 ngàn đồng ở chiều mua và 1 triệu đồng ở chiều bán.
Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng miếng SJC đứng ở mức 38,20 – 37,57 triệu đồng/lượng, tăng 780 ngàn đồng ở chiều mua và 1,05 triệu đồng ở chiều bán.
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng 9999 được niêm yết ở mức 38,20 – 37,55 triệu đồng/lượng, tăng 760 ngàn đồng ở chiều mua và tăng 810 ngàn đồng/lượng ở chiều bán trong phiên giao dịch.
Minh Ngọc
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan