Giá vàng có thể giảm xuống dưới mức 28 triệu đồng/lượng
![]() |
Khách đến mua vàng tại cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu. |
Cần có mức chênh lệch giá vàng hợp lý | |
Thị trường vàng đang dần đi vào ổn định | |
Chính sách quản lý thị trường vàng: Được và mất! |
Ghi nhận của phóng viên lúc 14h30 ngày 23/7, giá vàng bán ra dao động quanh mức 33,15 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá chốt phiên ngày 22/7 là 30.000 đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng mua và bán duy trì ở mức 150-170 ngàn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.097 USD/ounce (tương đương 28,86 triệu đồng/lượng). Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế là 4,31 triệu đồng/lượng.
Như vậy đây là phiên giao dịch thứ 10 liên tiếp giá vàng giảm và mức giảm lên tới hơn 1 triệu đồng/lượng so với giá chốt phiên giao dịch ngày 13/7.
Mặc dù đã trải qua 10 phiên giao dịch giảm liên tiếp nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, xu hướng giảm giá của vàng trong thời gian tới là rất rõ nét.
Theo ông Trúc, diễn biến giá vàng những ngày gần đây không có gì bất thường. Từ xưa đến nay, giá vàng ở các quốc gia đều phụ thuộc vào giá vàng quốc tế. Ví như ở Việt Nam, trước năm 2011, khi giá vàng thế giới lên thì giá vàng Việt Nam lên và ngược lại. Tất nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, biến động của thị trường vàng Việt Nam không còn theo nhịp với giá vàng quốc tế. Tức là giá vàng trong nước có thể lên khi giá vàng quốc tế lên nhưng lên chậm hơn, và giảm thì lại giảm chậm hơn. Còn ở các nước, giá vàng chỉ cần biến động một chút là chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ, giá vàng ở nước ấy lập tức được điều chỉnh theo.
Việt Nam vào khoảng từ 2010 trở về trước cũng thế, khi giá vàng quốc tế lên thì giá vàng Việt Nam cũng xuống và ngược lại. Mức điều chỉnh giá vàng trong nước cũng gần như tương ứng với biến động giá vàng thế giới.
Tất nhiên gần đây do việc Ngân hàng Nhà nước có chủ trương quản lý chặt thị trường vàng và cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của thị trường với nền kinh tế nên mình đã quản chặt hơn rất nhiều. Ví dụ như việc xuất nhập khẩu vàng chẳng hạn. Trước đây, các doanh nghiệp, các ngân hàng... được phép nhập khẩu vàng. Nhưng từ 2012 trở lại đây, sau khi có Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước là độc quyền nhập khẩu vàng. Hay như chuyện sản xuất vàng miếng cũng vậy, trước đây, Việt nam có 8 thương hiệu vàng miếng như SJC, AAA, Rồng vàng, Bảo Tín Minh Châu... nhưng cũng từ 2012 chỉ còn 1 thương hiệu vàng miếng duy nhất là SJC và nó cũng do Ngân hàng Nhà nước quản lý...
Thị trường trong nước vì thế được quản lý rất chặt và nó dẫn tới việc giá vàng trong nước đã không theo nhịp được giá vàng thế. Việc này cũng kéo theo hiện tượng giá vàng trong nước cũng thường xuyên cao hơn giá vàng quốc tế, lúc ít thì cũng 1,5-2 triệu/lượng, lúc nhiều thì lên tới 6 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào các yếu tố thị trường như nợ của Hy Lạp được giải quyết, rồi vấn đề hạt nhân ở Iran, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm… ông Trúc cho rằng, giá vàng sẽ còn giảm trong thời gian tới.
“Theo phân tích của chúng tôi, giá vàng trong một vài tuần tới có thể giảm thêm khoảng 20-40 USD/ounce. Thậm chí, giá vàng còn có nguy cơ xuống mức 1.060 ounce. Tuy nhiên, cuối năm nay, hoặc sang đầu 2016, giá vàng có thể xuống thấp nữa. Tất nhiên, xuống thấp thì không đến mức nhiều quá, sẽ vào khoảng 70-80 USD/ounce, tức xuống dưới 1000 USD/ounce, tức xuống dưới 28 triệu đồng/lượng” - ông Trúc nói.
Cùng chia sẻ câu chuyện này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, động lực kinh doanh vàng hiện không mạnh còn do kinh tế vĩ mỗ từ đầu năm của Việt Nam khá tích cực, tạo lòng tin vào giá trị tiền đồng và triển vọng kinh tế. Trong khi đó, thu nhập của người dân, doanh nghiệp ít đột biến, lãi suất khá mềm dẻo, có lợi cho người gửi tiết kiệm hơn giữ vàng.
Về cơ hội đầu tư trên thị trường vàng, TS Nguyễn Minh Phong đưa quan điểm: Chưa có nhiều cơ hội vàng cho ai đó ưa kinh doanh “lướt sóng” và đầu cơ vàng!
Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025