Giá dầu tiếp tục tăng nhờ đâu?
![]() |
Tính đến 19h00 ngày 30/11 theo giờ Việt Nam, dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2023 đã tăng lên mức 85,09 USD/thùng (+2,48%).
Còn dầu thô ngọt nhẹ WTI giao trong cùng tháng đã tăng lên 79,95 USD/thùng (+2,24%).
Theo các nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư DNB Markets (Na Uy), cả hai loại dầu thô đều hưởng lợi từ "dự đoán cho rằng OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm hạn ngạch tại cuộc họp vào ngày 5/12”.
Theo nguồn tin nói với AFP, đại diện của 13 quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) do Ả Rập Xê-út lãnh đạo, cùng với 10 thành viên đồng minh (OPEC+) do Nga lãnh đạo, sẽ có cuộc gặp mặt trực tuyến vào hôm 5/12, thay vì họp trực tiếp tại trụ sở ở thành phố Vienna như mọi khi.
Theo công ty phân tích dữ liệu dầu mỏ Oilytics (Anh), việc thay đổi hình thức họp mặt này có thể báo hiệu cho một “sự đổi mới, thay vì một quyết định giảm sản lượng”.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích dự đoán OPEC sẽ mạnh tay cắt giảm hạn ngạch hơn nữa. Hiện nay, OPEC đã cắt giảm 2 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch sản xuất để hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, kể từ khi đưa ra quyết định vào tháng 11, cả dầu WTI lẫn dầu Brent đều đã giảm gần 9%.
Để lý giải nguyên nhân dẫn đến sự trượt giá, các nhà phân tích tại DNB Markets giải thích: “Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và đợt bùng nổ ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu”.
Thị trường cũng đang chờ đợi báo cáo hàng tuần mới về tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ, do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố.
Dựa vào chỉ số trung vị do Bloomberg cung cấp, các nhà phân tích dự báo tồn kho dầu thô sẽ giảm 3,123 triệu thùng, nhưng xăng sẽ tăng thêm 2,25 triệu thùng.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch
- Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
- Tin tức kinh tế ngày 3/2: Đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt trên 390 tỷ USD
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 3/2/2023
- Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
- Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
- Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
- Tây Ban Nha tăng cường khả năng cung cấp LNG cho châu Âu
- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành Công Thương vượt lên thách thức 2023
- Nhập khẩu dầu của châu Á xác lập kỷ lục mới
- Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 1
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 3/2: Nhập khẩu dầu thô vào châu Á đạt kỷ lục
-
Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch
-
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
-
Tin tức kinh tế ngày 3/2: Đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt trên 390 tỷ USD
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 3/2/2023
-
Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng