Giá dầu sẽ ở đâu trong năm 2023: Về 50 USD/thùng hay lên 100 USD/thùng?
Với giá dầu thô hiện dao động quanh mức 75-80 USD/thùng, nhiều chuyên gia tin rằng mốc 100 USD/thùng sắp đến gần. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, điều đó có vẻ như không xảy ra. Sau đợt tăng sốc diễn ra hồi đầu năm khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, giá dầu có xu hướng giảm mạnh trong 1-2 năm tới.
Giá dầu tăng mạnh có xu hướng gây sốc cho nền kinh tế, làm hao hụt túi tiền của doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Năng lượng là một mặt hàng thiết yếu vì vậy khi giá cả tăng cao, mức chi tiêu dùng cho năng lượng của người dân tăng lên, dẫn đến giảm nhu cầu mua những mặt thiết yếu khác.
![]() |
Theo Forbes, giá dầu thô sẽ về mức 50 USD/thùng, trước khi có thể tăng trở lại mốc 100 USD/thùng (Ảnh: Getty). |
Mặt khác, giá cao cũng có xu hướng kích thích sản xuất nhiều và nguồn cung cao trong khi nhu cầu yếu thường dẫn đến giá cả thấp hơn. Đây là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết chu kỳ hàng hóa: loại bỏ giá cao bằng cách giảm nhu cầu và tăng cung.
Ngoài hiện tượng chu kỳ hàng hóa tự nhiên này, hiện còn có sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, từ nới lỏng sang thắt chặt đang diễn ra trên toàn cầu. Đây là một công thức gần như chắc chắn dẫn đến suy thoái kinh tế.
Cân bằng cung cầu dầu một cách có chủ ý thực sự rất khó thực hiện trong nền kinh tế thị trường tự do. Bởi vì giá cả được điều chỉnh tự nhiên dựa trên sự mất cân đối về cung cầu. Trước đó, để tăng nguồn cung cho thị trường, hạ nhiệt giá dầu sau đợt tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Mỹ Biden đã lệnh giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhưng ngược lại, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lại cắt giảm sản lượng khi dự báo suy giảm kinh tế sắp xảy ra. Và mới đây, Nga đe dọa sẽ tham gia cắt giảm sản lượng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nhưng theo Forbes, cả hai đợt cắt giảm này, dù thực tế hay chỉ là tuyên bố, sẽ không thể bù đắp được những thiệt hại do sự phá hủy cầu từ các ngân hàng trung ương và hóa đơn sưởi ấm trong mùa đông cao hơn. Đó là lý do giá dầu thô sẽ về mức 50 USD/thùng, trước khi có thể tăng trở lại mốc 100 USD/thùng.
Tuy nhiên, các chu kỳ đều theo mùa và khi giá dầu thô giảm về mức 50 USD/thùng hoặc thấp hơn thì nhu cầu sẽ tăng trở lại và giá sẽ lại cao hơn. Ngoài ra, theo thời gian, dưới tác động của các lệnh trừng phạt, Nga sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng do thiếu công nghệ và các chuyên môn cần thiết để duy trì sản lượng khai thác ở mức hiện tại.
Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, cuối cùng cũng thức tỉnh sau khi chính sách zero-Covid và cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm tốc nền kinh tế nước này. Và có thể Mỹ sẽ tìm cách bù đắp kho dự trữ bằng cách mua lại những thùng dầu rẻ hơn sau khi đã bán ra tại thời điểm giá đắt.
Tất cả những điều này sẽ tiếp tục giữ cho chu kỳ giá cao và thấp diễn ra một cách tự nhiên như đã xảy ra trong lịch sử ở thị trường dầu cũng như hầu hết các thị trường hàng hóa khác.
Theo Dân trí
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
-
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025