EU xác định mức trần cho giá khí đốt như thế nào?

10:46 | 30/11/2022

1,140 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đưa ra cơ chế điều chỉnh cho thị trường khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu hạn chế tình trạng biến động quá mức của giá khí đốt, bảo vệ các doanh nghiệp và hộ gia đình.
EU xác định mức trần cho giá khí đốt như thế nào?

Giá trần

Để hạn chế được tình trạng biến động quá mức của giá khí đốt, EU sẽ đưa ra cơ chế điều chỉnh cho thị trường khí đốt, cũng như hoàn thiện các biện pháp để giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt.

Trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine và nguy cơ “vũ khí hóa” các nguồn cung năng lượng, giá khí đốt tự nhiên đã tăng với mức chóng mặt. Trên thực tế, giá khí đốt đã đạt đỉnh cao kỷ lục, nhất là trong giai đoạn nửa cuối tháng 8/2022. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của EU chính là bảo vệ được nền an ninh nguồn cung khí đốt.

Tình trạng bùng nổ giá khí đốt đã gây ra nhiều tác động lên cả giá điện và chỉ số lạm phát chung trong toàn EU. Vì vậy, Ủy ban châu Âu đã đề xuất thực hiện cơ chế này, gồm một loạt các hành động khác nhau, tất cả đều vì mục đích ngăn chặn sự tái diễn của những sự kiện này.

Cơ chế này sẽ sử dụng một công cụ mang tính tạm thời, được lập trình để tự động can thiệp vào thị trường khí đốt. Cụ thể, trong trường hợp giá khí đốt tăng đột biết, công cụ sẽ tự động áp trần giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ở mức 275 euro trong vòng một tháng. Đây là giá khí đốt tham chiếu được sử dụng nhiều nhất tại EU.

EU xác định mức trần cho giá khí đốt như thế nào?

Cơ chế tự động

Cơ chế tự động này sẽ đi vào hiệu lực nếu thỏa hai điều kiện: Thứ nhất, giá TTF của tháng giao ngay liên tục vượt ngưỡng 275 euro trong 2 tuần liền. Thứ hai, giá khí đốt trên sàn TTF cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu LNG trong 10 ngày liên tiếp và xuyên suốt 2 tuần liền.

Cơ quan Hợp tác Quản lý Năng lượng châu Âu (ACER) đăng thông báo điều chỉnh cho thị trường trên Công báo chính thức của EU (OJEU). ACER cũng gửi thông báo cho Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan Giám sát Thị trường và Chứng khoán Châu Âu (ESMA) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Cơ chế dự kiến sẽ đi vào hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.

Sau đó, để đảm bảo nhu cầu khí đốt đạt mức ổn định, các quốc gia thành viên EU cần triển khai những biện pháp để giảm nhu cầu tiêu thụ. Họ sẽ có khoảng thời gian hai tuần kể từ ngày kích hoạt cơ chế điều chỉnh cho thị trường. Cơ chế này cũng có thể bị cho dừng hoạt động bất cứ lúc nào, nhằm giải quyết những hậu quả tiêu cực có thể sẽ xảy ra.

Do đó, cơ chế này sẽ tự động bị vô hiệu hóa khi không còn lý do hợp lý để sử dụng nó nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh xảy ra rủi ro, nhất là dạng rủi ro về an ninh nguồn cung của EU, một quyết định đình chỉ từ phía EC sẽ chấm dứt hiệu lực của cơ chế.

Chính sách giới hạn giá dầu của EU sẽ tác động như thế nào lên giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu?Chính sách giới hạn giá dầu của EU sẽ tác động như thế nào lên giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu?
Khi nào EU sẽ áp trần giá khí đốt tự nhiên?Khi nào EU sẽ áp trần giá khí đốt tự nhiên?
Liệu EU có thống nhất được chính sách áp trần giá khí đốt?Liệu EU có thống nhất được chính sách áp trần giá khí đốt?

Ngọc Duyên

AFP