EU thống nhất cơ chế áp trần giá dầu diesel và dầu mazut của Nga
![]() |
Một nguồn tin ngoại giao cho biết: Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), trong giao dịch giữa Nga và bên thứ ba, giá của các sản phẩm tinh chế “cao cấp” (có giá cao hơn dầu thô, chẳng hạn như dầu diesel hoặc dầu hỏa) sẽ bị giới hạn ở mức 100 USD/thùng, còn các sản phẩm dầu nặng (dầu FO, v.v.) thì là 45 USD/thùng.
Biện pháp này là một phần trong loạt lệnh trừng phạt mới mà châu Âu sẽ áp dụng với Nga.
Theo thỏa thuận tháng 12/2022 giữa ba bên EU - G7 – Úc, cơ chế giới hạn giá này phải được thông qua trước khi ngày 5/2 – thời điểm đi vào hiệu lực của lệnh cấm vận những sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ và được xuất khẩu qua đường biển của Nga. Cơ chế được thiết kế với mục đích cản trở Nga trong việc tìm kiếm những người mua mới, và những người muốn trả theo giá thị trường.
Ngoài mức trần do châu Âu đặt ra, các công ty có trụ sở tại EU, G7 hoặc Úc đều bị cấm cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải, nhất là về bảo hiểm. Được biết, các nước G7 nhận chở tầm 90% số lượng chuyến hàng toàn cầu.
Các mức giá do EC đề xuất là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận gay gắt giữa các quốc gia thành viên EU. Đại sứ các nước đã họp thêm một lần nữa vào chiều hôm 3/2. Tại đây, nhiều quốc gia yêu cầu hạ mức trần thấp đi nữa để gia tăng mức độ trừng phạt lên Moscow.
Tuy nhiên, vấn đề cân bằng là một vấn đề rất tế nhị, vì thông qua cơ chế này, EU đặt mục tiêu hạn chế nguồn thu nhập của Nga, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho thị trường thế giới, phòng ngừa nguy cơ gây bất ổn lên các sàn giao dịch và khiến giá cả tăng vọt.
Chưa kể, sự đa dạng của dòng sản phẩm xăng dầu, với giá bán rất khác nhau giữa các thị trường, đang góp phần làm tình hình phức tạp thêm.
Cũng trong ngày 3/2, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cảnh báo: Việc châu Âu ban hành lệnh cấm vận lên các sản phẩm tinh chế của Nga “sẽ khiến các thị trường năng lượng quốc tế thêm mất cân bằng”. Đồng thời, ông tuyên bố rằng Moscow “đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Giá xăng dầu hôm nay (29/3): Lực hỗ trợ được củng cố, giá dầu tiếp đà tăng
-
Giá xăng dầu hôm nay (28/3): Giá dầu tăng vọt, Brent lên mức 77,67 USD/thùng
-
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
-
Giá xăng dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu tăng giá
-
Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Khủng hoảng lòng tin
-
Giá xăng dầu hôm nay (26/3): Triển vọng tiêu thụ tiêu cực, giá dầu có tuần giảm mạnh
- Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
- Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Sửa đổi tên và thời hạn Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
- Kéo dài thời gian thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
- EU lên kế hoạch ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga
- Bộ Tài chính yêu cầu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước tháng 6/2023
- Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng
- Đến năm 2045, ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam phải trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo
- Khủng hoảng ngân hàng đã kích hoạt dòng vốn tháo chạy từ dầu mỏ sang vàng
-
Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
-
Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
-
Sửa đổi tên và thời hạn Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
-
Kéo dài thời gian thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
-
Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng