Đột phá vòng vây cấm vận của phương Tây, giới chức cao nhất ngành dầu khí Nga đến Trung Quốc
![]() |
Ông chủ Gazprom, Alexei Miller |
Ông Putin dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để hội đàm tại Bắc Kinh và sẽ tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba theo lời mời của ông Tập trong chuyến thăm cấp cao tới Moscow hồi tháng 3.
Các nguồn tin cho biết các quan chức năng lượng cấp cao khác của Nga cũng sẽ có mặt trong phái đoàn. Một nguồn tin cho biết ông Sechin sẽ tổ chức sự kiện năng lượng của riêng mình sau chuyến thăm của ông Putin nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Gazprom, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, đã từ chối trả lời các yêu cầu bình luận.
Nga đang tăng cường quan hệ với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, để bù đắp sự suy giảm thương mại với châu Âu, khách hàng truyền thống về dầu khí của nước này, sau khi xung đột nổ ra tại Ukraine.
Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng vọt kể từ khi bắt đầu cái mà Moscow gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2/2022. Nga đã bán số lượng lớn hơn cho các nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc do các lệnh trừng phạt kinh tế.
Chuyến thăm gần đây nhất của Putin tới Bắc Kinh là vào tháng 2/2022, vài ngày trước khi hàng chục nghìn binh sĩ Nga được điều tới Ukraine. Ông và ông Tập đã công bố mối quan hệ hợp tác "không giới hạn", mặc dù Moscow nói rằng điều đó không có nghĩa là một liên minh quân sự.
Nga muốn đạt được thỏa thuận bán thêm khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc và có kế hoạch xây dựng đường ống Power of Siberia-2, chạy qua Mông Cổ và có công suất hàng năm là 50 tỷ mét khối (bcm).
Đường ống được đề xuất sẽ vận chuyển khí đốt từ các mỏ trên Bán đảo Yamal ở phía tây Siberia đến Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và hiện mức tiêu thụ khí đốt của nước này đang tiếp tục tăng.
Trung Quốc và Nga vẫn chưa thống nhất được các điều kiện vận chuyển khí đốt qua tuyến đường này, đặc biệt là về giá cả. Theo các nhà phân tích trong ngành, các cuộc đàm phán rất phức tạp, đặc biệt vì Trung Quốc dự kiến sẽ không cần thêm khí đốt trước năm 2030.
Hiện chưa rõ liệu có thỏa thuận nào được ký kết trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin hay không.
Anh Thư
AFP
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Đầu tư toàn cầu vào thăm dò dầu khí giảm lần đầu tiên trong 5 năm qua
-
“Vua dầu mỏ” và hành trình bắt nhịp làn sóng xe điện
-
Các chuyên gia dự báo gì về cuộc họp OPEC+ sắp tới?
-
Mỹ có thể phải trả giá nếu xem nhẹ biến động thị trường dầu mỏ
-
Tổng thống Putin lên tiếng về chương trình hạt nhân Iran
-
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
-
Iran tuyên bố mở “cánh cổng địa ngục”, tung đòn giáng trả khốc liệt Israel
-
Israel ra tay chớp nhoáng, cơ sở hạt nhân Iran trúng đòn, giá dầu nhảy vọt chỉ sau một đêm
-
Tai nạn máy bay ở Ấn Độ: Giây phút kinh hoàng từ lời kể của người sống sót