“Đột kích” hiện trường kỳ án vườn mít

21:13 | 23/05/2013

1,122 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Ngày 23/5, Đoàn gồm các cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, Công an tỉnh Bình Phước tiến hành thực địa tại trang trại ông Dương Bá Tuân - nơi xảy ra kỳ án vườn mít cách đây gần 9 năm.

>> Nguyên Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội quan tâm đến 'kỳ án vườn mít'

Cuộc thực nghiệm không hẹn trước

Sáng 23/5, 2 chiếc xe của các cơ quan tiến hành tố tụng xuất hiện ở cổng trang trại của ông Dương Bá Tuân. Cùng lúc, ông Dương Bá Tuân đi xe hơi từ TP HCM lên. Trong đoàn, có xe cảnh sát gắn còi hụ và chiếc xe 4 chỗ biển số trắng đậu trước cổng trang trại.

Lực lượng chức năng bất ngờ “đổ bộ” vào trang trại ông Tuân.

Ông Tuân đến gõ cửa xe và thấy ông Nguyễn Hữu Huấn, điều tra viên Công an tỉnh Bình Phước ngồi trên xe cảnh sát. Ông Tuân hỏi: “Các anh đi đâu mà đến đây”. Ông Huấn giải thích, hôm nay có lãnh đạo của Viện Kiểm sát tối cao để vào thăm trang trại của ông Dương Bá Tuân.

Nghe vậy, ông Tuân gọi điện thoại kêu công nhân ra mở cổng mời lực lượng này vào. Chiếc xe 4 chỗ không chịu vào và những vị khách này cho biết đang đợi 1 xe nữa đến để cùng vào.

Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân.

Ông Tuân nhất định mời 2 xe trên vào trang trại. Hai chiếc xe đỗ trước sân nhà nhưng không ai xuống xe. Một lúc sau, chiếc xe 7 chỗ do ông Võ Văn Thêm, Viện Kiểm sát tối cao đến. Sau khi trao đổi, ông Thêm cho cho biết đến để kiểm tra hiện trường. Ông Tuân đồng ý nhưng phải đề nghị vào nhà để tìm hiểu rõ lý do có sự xuất hiện của cơ quan chức năng. Một lúc sau, ông Thêm cùng cán bộ Viện Kiểm sát đi vào.

Lập biên bảng xác nhận vụ việc

Sau khi đã vào nhà, ông Tuân yêu cầu cho biết lý do làm việc và cho biết rõ thành phần trong đoàn kiểm tra, có lập biên bảng rõ ràng. Ông Thêm khẳng định là trưởng Đoàn nên không cần nêu tên các thành viên khác. Lúc này, luật sư Tân đã có mặt trước đó ở trang trại để thu thập thêm các chứng cứ bào chữa cho bị cáo. Trong bàn lúc này gồm ông Võ Văn Thêm, Đoàn Văn Bắc (Viện Phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước) và một người nhất quyết không nêu tên.

Ông Trần Văn Sinh (nguyên công an viên xã An Khương) hướng dẫn đường đi thực nghiệm hiện trường từ đầu đến cuối cho cả đoàn. Ông Sinh dẫn đoàn đi theo sơ đồ bản vẽ hiện trường do cơ quan điều tra lập ngày 17/11/2004. Tuy nhiên, ông Tuân cùng đi theo đoàn đã cho biết “hành trình cũng không được đi đúng theo thực tế đường lô của ông, chỉ đi theo đường vuông góc cắt ngang, rẽ trái để ra hiện trường, không theo sơ đồ đã có.

“Đường đi hôm nay không giống với bất kỳ bản vẽ nào trong hồ sơ. Ông Sinh hướng dẫn kiểm sát viên Thêm rẽ ngang đi vào khu vườn mít mà không đi thẳng hết đường là không chính xác. Ông Tuân đề nghị đi đúng theo con đường thể hiện trên bản vẽ nhưng ông Thêm không đồng ý", ông Tuân nói.

Ông Thêm không đi hướng giữa mảnh đất cày và quay trở lại theo ông Sinh chỉ dẫn. Tức là, quay trở lại theo con đường vuông góc hướng về vườn mít. Trong hồ sơ vụ án có nhiều bản vẽ hiện trường và ông Thêm đã không đi đúng bất kỳ bản vẽ nào có trong hồ sơ, khác với con đường mà trước đó đã đi thực nghiệm.

Cơ quan chức năng từng “chui rào" vào trang trại ông Tuân

Trước đó, khoảng 10h30, ngày 21/5, các công nhân trang trại gọi điện thoại về báo tin: “Phát hiện 3 “đối tượng” đột nhập vào trang trại”. Cổng cửa trang trại luôn đóng nên các "đối tượng" này dự tính “chui rào” vào.

Lực lượng chức năng bắt đầu thực nghiệm hiện trường.

Lúc này, các "đối tượng" đã ở bên trong và dạo trong vườn nhà ông Tuân. Qua xác minh, ông Tuân phát hiện một người mặc sắc phục Viện Kiểm sát, 1 người mặc sắc phục công an xã, còn người còn lại mặt đồ sơ vin. Khi nghe được thông tin, ông Tuân đã liên hệ với trưởng Công an xã để trình báo.

Theo hồ sơ vụ án, nếu đi thẳng con đường này sẽ không đến được nơi phát hiện thi thể nạn nhân.

Qua trao đổi, Công an xã cho biết, ông Thành, Phó Công an xã và 2 cán bộ Viện Kiểm sát đã đi vào nhà ông Tuân bất hợp pháp. Ông Tuân đã liên hệ với ông Thành thì được biết, Viện Kiểm sát đề nghị dẫn vào hiện trường để xem lại đường đi và nơi phát hiện ra củ đậu. Ông Tuân đặt câu hỏi: “Vì sao cơ quan chức năng muốn vào rẫy nhà mà không báo chủ nhà, phải chui hàng rào như thế”.

Ông Tuân kể, rất may ngày hôm ấy đã không thả những con chó bec-gie nên chưa xảy ra sự vụ. Ông Tuân cũng cảnh báo, tình hình trang trại rất phức tạp vì nhiều đối tượng hay leo vào và đã từng chặt hàng chục cây cao su. Trong trang trại, ông Tuân còn rào kẽm gai, xây tường kiên cố và nếu muốn vào trang trại thì cứ liên hệ trực tiếp, chứ cán bộ đừng chui rào như thế.

Luật sư Huỳnh Thế Tân, Trưởng văn phòng luật sư Tân và đồng sự, Đoàn luật sư TP HCM cho rằng, các cơ quan chức năng tiến hành thực nghiệm hiện trường nên đi theo tư cách cá nhân chứ đừng nên mặc sắc phục và là người thực thi công vụ.

Bản thân luật sư Tân đã gửi kiến nghị lên Hội đồng xét xử đề nghị đi thực nghiệm hiện trường trước khi tiến hành phiên tòa. Theo luật, mọi hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng khác không do Hội đồng xét xử xác định bằng một quyết định tố tụng thì không nên.

Khi xảy ra vụ án, ông Sinh chỉ là Công an viên, người lấy lời khai đầu tiên của nhân chứng trực tiếp duy nhất, người dân tộc S'tiêng, mới 9 tuổi. 

 

Hưng Long

Theo dòng sự kiện:

>> Lại hoãn xử “kỳ án vườn mít”

>> Ngày mai, xét xử phúc thẩm lần 3 'kỳ án Lê Bá Mai'

>> Lê Bá Mai của 'kỳ án vườn mít' lại kháng cáo

>> Vì sao 'kỳ án vườn mít' sẽ đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam?

>> Diễn biến bất ngờ của 'kỳ án vườn mít': Kháng nghị tử hình Lê Bá Mai

>> Lê Bá Mai chưa kháng án

>> Ngày mai, sẽ tuyên án với Lê Bá Mai

>> Xét xử 'kỳ án vườn mít': Lê Bá Mai lại bị đề nghị án tử hình

>> Hoãn phiên tòa xét xử “kỳ án vườn mít”