Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết

13:00 | 25/07/2022

1,017 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt đang chậm chạp trong đổi mới công nghệ. Khảo sát cho thấy, chỉ có khoảng 5-6% doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực hấp thụ công nghệ hiện đại. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết
Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương: Tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ

Năm 2020, nước ta đã cấp 4.319 bằng độc quyền sáng chế; 18.197 công bố quốc tế. Số tiền chi cho nghiên cứu phát triển tăng mạnh ở khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đã huy động được gần 800 tỉ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đổi mới công nghệ.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021 với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15-20%/năm.

Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết
Đổi mới công nghệ và chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nền kinh tế sáng tạo

Đổi mới công nghệ và chuyển đổi số giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế sáng tạo. Tăng trưởng phải dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có khả năng thích ứng cao trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, bảo đảm ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, những ảnh hưởng từ kinh tế quốc tế có thể rất nhanh, mạnh và khó đoán định. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở đổi mới công nghệ, chuyển đổi số gắn với nâng cao hiệu quả trong đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết
Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết

Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ: Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Khảo sát cho thấy, chỉ có khoảng 5-6% doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực hấp thụ công nghệ sản xuất hiện đại, trong khi đó, công nghệ tạo tăng trưởng mới cho cả nền kinh tế.

Theo thống kê, giai đoạn 2012-2022, có nhiều ngành công nghiệp đã đổi mới công nghệ khá mạnh như ngành dệt may. Tuy nhiên, để đổi mới công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn giá rẻ. Đó là chưa kể nguồn nhân lực giá rẻ cũng cần phải chú trọng, giải quyết sớm.

Về đổi mới sáng tạo, Việt Nam đang đứng thứ 43 trên thế giới về đổi mới sáng tạo tốt. Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu đổi mới sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2021, cả nước đã thu hút 1,5 tỉ USD cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Để bắt kịp, đi cùng và vượt lên trong đổi mới sáng tạo, cần có thể chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Có thể triển khai đổi mới sáng tạo từng phần cho 800.000 doanh nghiệp thay vì đổi mới hoàn toàn. Cùng với đó, cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu công nghệ từ các nước phát triển sang sản xuất tại Việt Nam, từng bước kéo giảm tỷ lệ nhập khẩu công nghệ đang chiếm 75% như hiện nay.

Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết
Đổi mới công nghệ - Yêu cầu cấp thiết

Ông Nguyễn Duy Thuận -Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời: Lợi ích từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là bắt buộc, không chuyển đổi số không triển khai được sản xuất. Lộc Trời đang phát triển mạnh ở các địa phương vì tổng diện tích Lộc Trời đang hỗ trợ canh tác tới trên 1 triệu ha lúa với hơn 200.000 nông dân.

Năm 2020, Lộc Trời bắt đầu quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống quản trị tổng thể ERP, đồng thời trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong ngành nông nghiệp triển khai hệ thống ERP có tích hợp chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam. Kết quả, 3 năm liên tục, gạo của Lộc Trời đạt chất lượng cao nhất thế giới, đồng thời bảo đảm truy xuất nguồn gốc và đầy đủ thông tin.

Hiện Lộc Trời đang triển khai sản xuất không tiền mặt. Lộc Trời mua bảo hiểm cho nông dân, để nếu có sâu bệnh gây hại hoặc thời tiết bất thuận thì lợi nhuận của nông dân không giảm. Theo đó, 1 ha lúa bảo đảm lợi nhuận 10 triệu đồng, nếu lợi nhuận rớt xuống thì bảo hiểm chi trả, nên tất cả thông tin phải được số hóa.

Hiện nay, chỉ có khoảng 10% nông dân tiếp cận công nghệ số và sử dụng điện thoại thông minh. Để có thể chuyển đổi công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, cần thiết phải áp dụng hiệu quả “văn phòng không giấy - đồng ruộng không dấu chân - sản xuất không tiền mặt.

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đã huy động được gần 800 tỉ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đổi mới công nghệ. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021 với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15-20%/năm.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, năng lực tự chủ của ngành công nghiệp nước ta còn ở mức thấp vì hầu hết máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất đều nhập khẩu. Theo thống kê, Việt Nam nhập khẩu tới 9,3 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm, 85,4% xơ sợi của ngành dệt may, 75-80% nguyên phụ liệu sản xuất nhựa... Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam phải nhập khẩu trên 70% máy móc, 80% giống rau và 60% giống ngô.

Nền kinh tế Việt Nam hội nhập cao, có độ mở lớn, nhưng lại tập trung vào số ít thị trường, dẫn đến bị phụ thuộc. Năng lực tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc hoặc tác động bên ngoài còn yếu. Kết quả phân tích cấu trúc liên ngành cho thấy, nền kinh tế Việt Nam cơ bản là một nền kinh tế thâm dụng vốn và gia công, lắp ráp là chủ yếu.

Thanh Hồ

Thủ tướng: DNNN góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triểnThủ tướng: DNNN góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và đổi mới công nghệHỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và đổi mới công nghệ
Đề xuất sớm ban hành cơ chế chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thùĐề xuất sớm ban hành cơ chế chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thù
Cần tập trung tháo gỡ thể chế, cơ chế chính sách để DNNN phát triểnCần tập trung tháo gỡ thể chế, cơ chế chính sách để DNNN phát triển
Doanh nghiệp làm lợi hàng triệu USD nhờ đổi mới công nghệDoanh nghiệp làm lợi hàng triệu USD nhờ đổi mới công nghệ
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệpThúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo sẽ là động lực tăng trưởng mới cho Việt NamĐổi mới sáng tạo sẽ là động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam
Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lựcĐổi mới công nghệ, nâng cao năng lực
Thủ tướng: Các DNNN phải đi đầu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệThủ tướng: Các DNNN phải đi đầu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ