Đối mặt với khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế Đức hiện nay như thế nào?

08:51 | 16/01/2023

1,037 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tình hình mùa đông và khủng hoảng năng lượng tại Đức đang có những diễn biến khả quan hơn so với dự kiến. Nhờ vậy, nền kinh tế Đức đang dần tránh xa khỏi những kịch bản tồi tệ nhất. Dù vậy, nước này cần phải tìm cách tái cơ cấu nền kinh tế vì tương lai của họ.
Đối mặt với khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế Đức hiện nay như thế nào?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trong buổi trình bày dự báo kinh tế của Chính phủ vào ngày 12/10/2022 tại Berlin.

Theo Viện thống kê quốc gia Destatis, tuy trải qua “bối cảnh khó khăn” vì xung đột Nga - Ukraine và tình trạng giá cả tăng vọt, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2022 vẫn đạt 1,9%, vượt xa kỳ vọng ban đầu.

Vào mùa thu năm 2022, Đức ước tính mức tăng trưởng của năm 2022 đạt 1,4%, so với mức 2,6% của năm 2021, vì GDP đã có biểu hiện “đình trệ” trong 3 tháng cuối cùng của năm 2022. Trước đó, viện Destatis từng cảnh báo nguy cơ “thụt lùi” của nền kinh tế nước Đức.

Ông Carsten Brzeski - nhà phân tích tại ngân hàng ING (Hà Lan), đưa kết luận: “Dù vậy, nền kinh tế hàng đầu của khu vực đồng euro vẫn đủ khả năng đương đầu với suy thoái”.

Nhờ chính sách tiêu dùng, sử dụng ngân sách nhà nước để trợ giá, tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp..., Đức vẫn vững vàng trong bối cảnh khủng hoảng. Theo bà Fritzi Köhler-Geib - nhà kinh tế tại ngân hàng Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW): “Vì ngay cả khi chiến tranh Nga - Đức vẫn chưa xảy ra, nền kinh tế đã từng chịu tổn thất đáng kể. Chúng tôi vẫn dự đoán rằng mức độ tăng trưởng ​​sẽ nâng cao gấp đôi”.

Thời tiết ôn hòa

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck đã có lời tán dương: “Chúng ta đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng này (...). Mùa đông năm nay sẽ có ảnh hưởng ít hơn và ngắn hơn lên hoạt động sản xuất so với dự kiến”.

Tuy Chính phủ dự đoán GDP của năm 2023 sẽ giảm 0,4%, hầu hết những viện nghiên cứu đưa dự báo khả quan hơn.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm đảo lộn mô hình kinh tế của Đức, vốn dựa chủ yếu vào việc thường xuyên nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga.

Tuy nhiên, tình hình chiến tranh ở Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho hoạt động giao khí đốt từ Nga, khiến giá khí đốt năm 2022 tăng vọt trong khu vực châu Âu. Khi lạm phát tăng cao, chi phí biên trong ngành công nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Xét thấy ngành công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh tế chính cho Đức, tình trạng này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn toàn quốc.

Theo Viện Destatis, trong bối cảnh này, nhu cầu tiêu dùng cá nhân đã trở thành yếu tố mang tính quyết định cao, là “trụ cột chính” quyết định sự tăng trưởng kinh tế của năm 2022, vì nhu cầu tiêu thụ năng lượng gần như đã trở lại mức trước giai đoạn đại dịch Covid-19.

Khi giá năng lượng và lương thực tăng cao, Chính phủ Đức đã trích ra một khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ sức mua.

Ông Jan-Christopher Scherer - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), nhấn mạnh rằng các ngành công nghiệp “có nhiều cách sáng tạo” để tiết kiệm khí đốt.

Theo một nghiên cứu của Viện IFO (Đức), “ba phần tư” cơ sở công nghiệp lệ thuộc vào khí đốt trong nước đã giảm được mức tiêu thụ mà không cần hạn chế sản xuất.

Trong những tháng gần đây, giá năng lượng cũng đã giảm, nhờ có thời tiết mùa đông ôn hòa ở châu Âu và những công việc mà Berlin thực hiện nhằm gia tăng nguồn cung LNG.

Về vấn đề nguồn cung, căng thẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng dần cải thiện, giảm áp lực lên hoạt động xuất khẩu.

Ông Brzeski kết luận: “Những tác động tích cực này đã giảm thiểu một phần hậu quả phát sinh từ chiến tranh và giá năng lượng cao.

Đối mặt với khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế Đức hiện nay như thế nào?

“Một tương lai khó khăn”

Nhưng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Ông Oliver Holtemöller - nhà nghiên cứu tại viện kinh tế Halle (IWH - Đức) cho biết: “Vài tháng tới sẽ là một giai đoạn rất khó khăn”.

Trong những tháng gần đây, tuy giá khí đốt đã giảm trong ngắn hạn, nhưng nhìn chung, trong dài hạn, giá vẫn sẽ cao hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng.

Berlin đã tung ra gói trợ cấp năng lượng trị giá 200 tỷ euro, với trọng tâm là lá chắn thuế, nhằm giảm giá khẩn cấp năng lượng và khí đốt trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, chính sách này không thể bù đắp cho mọi thứ, nhất là khi giá tăng mạnh.

Chưa kể, thâm hụt ngân sách năm 2022 đã tăng lên mức 2,6% GDP (tức 101,5 tỷ euro). Trong năm nay, con số này sẽ tăng lên 3,25%.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Đức (VDA), doanh số bán hàng năm 2023 của lĩnh vực ô tô vẫn sẽ “thấp hơn một phần tư so với năm 2019 - giai đoạn trước đại dịch”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, một vài ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như ngành hóa chất, có nguy cơ phải rời khỏi Đức. Trong tháng 11/2022, năng lực sản xuất trong các lĩnh vực này đã giảm 12,9% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2021 - một giai đoạn vẫn còn phức tạp vì dịch Covid-19.

Hiện nay, xã hội Đức đang kêu gọi nhiều hơn về việc từ bỏ những ngành được xem là không cạnh tranh này, nhằm tập trung vào những ngành công nghệ cao hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Ấn Độ tìm cơ hội trong cuộc khủng hoảng năng lượng thế giớiẤn Độ tìm cơ hội trong cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
Châu Âu giải cứu ngành công nghiệp khỏi tác động của khủng hoảng năng lượngChâu Âu giải cứu ngành công nghiệp khỏi tác động của khủng hoảng năng lượng
Khủng hoảng năng lượng làm bùng nổ cuộc đua điên loạn giành các kho LNG nổiKhủng hoảng năng lượng làm bùng nổ cuộc đua điên loạn giành các kho LNG nổi

Ngọc Duyên

AFP