Doanh nghiệp xin tiếp tục nhập phế liệu để đón "cơ hội trăm năm mới có một lần"

13:12 | 13/08/2018

665 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế liệu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép các công ty có giấy phép do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được gia hạn thêm 6 tháng cuối năm 2018 để giải phóng hàng tồn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất.
doanh nghiep xin tiep tuc nhap phe lieu de don co hoi tram nam moi co mot lan
Hàng nghìn container phế liệu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam.

Một doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu nhựa phế liệu, sản xuất nhựa tái sinh là Công ty Cổ phần Vĩnh Thành vừa có công văn gửi lên Thủ tướng Chính phủ và hàng loạt các bộ ngành đề xuất giải pháp đối với vấn đề nhựa phế liệu nhập khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp này đã chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng phế liệu nhập khẩu bị ùn ứ tại các cảng biển hiện nay.

Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do thaï đổi quản lý cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, trước năm 2017, các doanh nghiệp cũng không mặn mà gì với việc nhập khẩu phế liệu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc, vì vậy năm 2016-2017, rất ít doanh nghiệp xin cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, đầu năm 2018, đúng lúc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, doanh nghiệp tái chế mới vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhưng để đầu tư bài bản theo đúng yêu cầu của Bộ thì cần thời gian ít nhất là 12-24 tháng.

“Hàng nhập đang trên biển, Sở Tài nguyên và Môi trường không có chứng năng cấp phép nữa, hạ tầng kĩ thuật của nhà máy chưa hoàn thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng hàng phải tồn cảng”, Vĩnh Thành nhận định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho rằng, quy chuẩn QCVN 32 của Bộ Tài nguyên và Môi trường khó thực hiện trong thực tiễn. Theo quy chuẩn này, chỉ có 4 loại hình phế liệu được phép nhập khẩu, còn rất nhiều loại khác hiệu quả tái chế cao nhưng không được phép. Nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ bị định nghĩa là chất thải, cấm nhập khẩu theo Luật Môi trường (số lượng hàng tồn cảng này không nhỏ).

Một nguyên nhân nữa được chỉ ra là do Tổng cục Hải quan tạm dừng thông quan mặt hàng đã qua sử dụng vẫn còn công năng như bao tải cẩu bằng nhựa, màng nhựa...

Thực tế trong mấy năm qua mặt hàng này vẫn được nhập khẩu bình thường nhưng 2 tháng qua không được thông quan nữa do Tổng cục Hải quan lo ngại là “chất thải” không được phép nhập khẩu theo định nghĩa tại Luật Bảo vệ Môi trường.

Theo Vĩnh Thành, thực chất Tổng cục Hải quan đã hiểu sai, mặt hàng đã qua sử dụng nói trên để đóng gói và làm màng phủ trong nông nghiệp, đương nhiên nó là mặt hàng tiêu dùng thông thường chịu sự quản lý của Bộ Công Thương, không chịu quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Doanh nghiệp được phép kinh doanh do Bộ Công Thương không cấm, nếu Tổng cục Hải quan dừng thông quan là không đúng pháp luật, không phù hợp với quy định về nhập khẩu mặt hàng đã quá sử dụng. Việc dừng thông quan đột ngột cũng làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường quốc tế, đổ thêm gánh nặng lên đầu doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí lưu container quá cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến phế liệu tồn cảng. Hàng tồn lâu thì doanh nghiệp không có khả năng rút hàng nữa vì chi phí lưu container phải trả cho hãng tàu đã vượt quá tiền hàng, doanh nghiệp không dám đến nhận hàng (được gọi là bỏ hàng).

“Với bốn lý do trên, hàng không tồn cảng mới là lạ. Tiền hàng đã trả bên bán, nhà máy đóng cửa vì không có nguyên liệu sản xuất, công nhân bỏ về quê, thiệt hại rất lớn. Doanh nghiệp không dám kêu vì lo dư luận không hiểu đúng về phế liệu”, báo cáo gửi Thủ tướng cho hay.

Về giải pháp, doanh nghiệp này kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép các công ty có giấy phép do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được gia hạn thêm 6 tháng cuối năm 2018 để nhận các lô hàng đang tồn cảng nhằm mục đích giải phóng hàng tồn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất.

Đồng thời, thay đổi phương pháp quản lý theo hướng sử dụng giải pháp “dễ dàng đầu vào, siết chặt đầu ra” như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia đang làm. Điều này có nghĩa là tạo điều kiện cho nhập khẩu phế liệu hầu hết các chủng loại nhựa có thể tái chế nhưng quản lý chặt đầu ra là nước thải và khí thải của nhà máy tái chế.

Vĩnh Thành cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hãng tàu chỉ cho xếp hàng lên tàu đối với doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực, miễn phí phạt lưu container và lưu bãi cho doanh nghiệp để nhanh chóng giải phóng hàng tồn...

Nói về triển vọng ngành nhựa, doanh nghiệp này cho rằng, thời điểm này là cơ hội “trăm năm mới có một lần” của ngành. Do đó, nếu Chính phủ tuyên bố hỗ trợ ổn định cho việc nhập khẩu phế liệu, đồng nghĩa với Việt Nam có nguồn nguyên liệu giá thành thấp.

Các đối tác có công nghệ tái chế nhựa phế liệu tiên tiến như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đang chờ để hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng nghìn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ đầu tư nhà máy sản xuất, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ lớn mạnh.

“Được như vậy, chắc chắn ngành nhựa sẽ là một trong những ngành đứng đầu nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất siêu hàng chục tỷ USD trong vòng 5-10 năm tới”, Vĩnh Thành dự báo.

Theo Dân trí

doanh nghiep xin tiep tuc nhap phe lieu de don co hoi tram nam moi co mot lanThủ tướng yêu cầu điều tra, truy tố một số vụ nhập khẩu phế liệu trái phép
doanh nghiep xin tiep tuc nhap phe lieu de don co hoi tram nam moi co mot lanBỏ ngoài tai cảnh báo ô nhiễm, DN thép Việt vẫn muốn nhập khẩu phế liệu
doanh nghiep xin tiep tuc nhap phe lieu de don co hoi tram nam moi co mot lanDoanh nghiệp thu gom phế liệu Mỹ gặp khó vì Trung Quốc ngừng nhập khẩu