10.000 container phế liệu đang tồn đọng tại cảng biển Việt Nam

17:23 | 22/12/2019

946 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại có khoảng 10.000 container phế liệu tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.
10000 container phe lieu dang ton dong tai cang bien viet namNăm 2020, 2,4 triệu xe có nguy cơ thành phế liệu, ô tô cũ - mới đua nhau hạ giá
10000 container phe lieu dang ton dong tai cang bien viet namChặn 4 container phế liệu xuất khẩu khai báo gian lận, trốn thuế hơn 500 triệu đồng
10000 container phe lieu dang ton dong tai cang bien viet namCơ sở phế liệu đốt hàng tấn rác thải sai quy định

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện có 38 doanh nghiệp cảng container - nhóm cảng có lượng hàng phế liệu thông quan. Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại có khoảng 10.000 container phế liệu tồn đọng tại cảng biển Việt Nam, tập trung lớn nhất tại các khu vực cảng: Hải Phòng (có khoảng 1.223 container nhựa phế liệu, 93 container giấy phế liệu, 2.360 container hàng đã qua sử dụng); TP HCM (2.300 container).

10000 container phe lieu dang ton dong tai cang bien viet nam
10.000 container phế liệu đang tồn đọng tại cảng biển Việt Nam

Theo ông Nguyễn Thành Lam, đại diện Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường, việc xử lý hàng tồn đọng về phế liệu đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì và các bộ, ngành liên quan khác cũng cử các đại diện tham gia Tổ công tác.

“Có thể nói, hàng tồn đọng không những gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của đất nước mà còn tiềm ẩn rủi ro, tạo áp lực về xử lý môi trường hiện nay. Về khó khăn lớn nhất vẫn là thủ tục hành chính xử lý hàng tồn đọng, xác lập quyền sở hữu… Còn với năng lực xử lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tham mưu cho Thủ tướng và Tổ công tác. Rõ ràng, có hai loại phế liệu cần xử lý đó là phế liệu đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn mà nếu chúng ta không tái xuất được, chúng tôi yêu cầu chuyển cho các đơn vị có giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường để xử lý các lô hàng này để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi cũng có rất nhiều đơn vị được Bộ TN&MT xác định có đủ năng lực, có thể xử lý toàn bộ các lô hàng vi phạm nếu Tổ công tác của Chính phủ giao cho các tổ chức nêu trên”, ông Lam nói.

Được biết, để nhập phế liệu vào Việt Nam phải đảm bảo hai điều kiện: Thứ nhất là thuộc danh mục phế liệu nhập khẩu do Thủ tướng ban hành; thứ hai là đáp ứng quy chuẩn do Bộ TN&MT ban hành.

Ông Lam cho biết: “Với hàng hóa ngoài danh mục, Nghị định 38 năm 2015 và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 40 năm 2019 của Chính phủ có nêu rõ phải có sự chấp thuận của Thủ tướng mới được xem xét nhập khẩu. Sắp tới Bộ TN&MT sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mưu với Chính phủ để xử lý hàng tồn đọng ngoài danh mục này”.

Nguyễn Hưng