Doanh nghiệp cần chủ động về kênh phân phối sau “lùm xùm” với Big C

06:36 | 07/07/2019

343 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo các chuyên gia kinh tế thì các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn về kênh phân phối sản phẩm của mình, nhận diện rõ ràng hợp đồng đã ký và “nói chuyện” với đối tác bằng luật.
Doanh nghiệp cần chủ động về kênh phân phối sau “lùm xùm” với Big C
Các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn về kênh phân phối sản phẩm của mình, không nên quá phụ thuộc vào một kênh phân phối nào đó. Ảnh: Đại Việt

Đừng quá phụ thuộc vào kênh siêu thị

Ngay sau khi xảy ra sự việc “lùm xùm” giữa hệ thống siêu thị Big C và hàng trăm doanh nghiệp cung cấp hàng may mặc của Việt Nam thì các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những đánh giá về vụ việc này.

Tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, Chuyên gia kinh tế - CEO Trường Doanh nhân Bizlight nhận định, trên thực tế, không thể nói Big C phạm luật mà vấn đề mấu chốt nằm ở hợp đồng giữa các bên. Cần phải xem kỹ hợp đồng giữa nhà cung cấp và Big C như thế nào. Phải xem Big C có vi phạm điều khoản nào trong hợp đồng hay không.

“Nếu không có trong điều khoản hợp đồng thì cũng rất khó. Thỏa thuận giữa hai bên chỉ được ràng buộc bằng hợp đồng. Nhưng nếu ràng buộc trong hợp đồng lỏng lẻo quá thì chuyện Big C không nhập hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam thì cũng rất khó để có thể khởi kiện họ”, tiến sĩ Bùi Quang Tín nói.

Theo tiến sĩ Bùi Quang Tín, các đơn vị cung cấp hàng hóa cho siêu thị thường “khó sống” nếu làm ăn cùng nhau quá 5 năm bởi 3 lý do chính.

Thứ nhất là tỉ lệ chiết khấu, các siêu thị sẽ tăng tỉ lệ chiết khấu lên cao nhằm “siết cổ” doanh nghiệp.

Thứ hai, các siêu thị sẽ định vị lại vị trí để đặt hàng, sẽ ưu tiên những vị trí tốt, vị trí nổi bật cho các doanh nghiệp mới.

Thứ ba, các siêu thị cũng sẽ ràng buộc nhiều điều khoản mới trong hợp đồng khác, gây tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp cung ứng như thời điểm nhập, chất lượng nhập. Thậm chí nhập một thời gian các siêu thị sẽ chuyển qua thương hiệu của họ.

Doanh nghiệp cần chủ động về kênh phân phối sau “lùm xùm” với Big C
Tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế tại TPHCM.

Cũng theo tiến sĩ Tín, nếu xét về góc độ tài sản vô hình, doanh nghiệp nhập hàng vô siêu thị nhưng không để tên thương hiệu mình mà để tên siêu thị đó thì coi như thương hiệu của doanh nghiệp đó đã mất. Khi đó, siêu thị đã ‘ăn’ giá trị vô hình, phần lời đó vô cùng lớn.

“Tôi ví dụ, chuyện doanh nghiệp cung ứng hàng, họ sản xuất 3 đồng, bán 4 đồng nên chỉ ăn lời 1 đồng, phần lời 1 đồng này chưa chắc bằng phần lời mà các siêu thị để thương hiệu, họ có thể lời 5 đồng, 7 đồng, thậm chí là 10 đồng, họ ép là ép cái đó”, tiến sĩ Tín phân tích.

Trở lại câu chuyện Big C từ chối nhập hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt, tiến sĩ Bùi Quang Tín cho rằng, không chỉ có siêu thị nước ngoài mà siêu thị trong nước cũng vậy. Các siêu thị cũng thường xuyên ‘đè đầu cưỡi cổ’ các đơn vị cung ứng hàng hóa.

Đây là một bài học cho các doanh nghiệp nếu chỉ trông chờ vào kênh phân phối ở các siêu thị. Bởi việc phụ thuộc này chỉ dẫn tới “chết đến bị thương”. Siêu thị có đủ “chiêu trò”, từ tăng chiết khấu đến tăng điều khoản khắt khe khiến doanh nghiệp cung ứng rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Theo tiến sĩ Tín, giao dịch giữa siêu thị và các nhà cung cấp hàng hóa là một cuộc chơi sòng phẳng và cũng rất khắc nghiệt. Bài học mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quán triệt đó là phải phát triển hệ thống kênh phân phối, phải làm thương hiệu, làm truyền thông… và không mãi phụ thuộc vào kênh siêu thị. Doanh nghiệp Việt phải tự đứng trên đôi chân của mình và không thể phụ thuộc mãi vào người khác.

Nhận diện rõ hợp đồng và dùng luật để “nói chuyện”

Đồng quan điểm với tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, các nhà cung cấp hàng may mặc cho Big C gặp nhau để thảo luận xem đúng hay sai. Hầu hết doanh nghiệp cung cấp hàng may mặc cho Big C là doanh nghiệp nhỏ, không có luật sư phụ trách pháp lý. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể hợp sức lại thuê luật sư kinh tế.

“Nhiệm vụ của luật sư kinh tế không phải là đi kiện mà là nhận diện hợp đồng, xem xét thấu đáo đúng sai của hai bên để hỗ trợ thân chủ đàm phán với đối tác sao cho có lợi nhất”, chuyên gia Đinh Thế Hiển nói.

Doanh nghiệp cần chủ động về kênh phân phối sau “lùm xùm” với Big C
Chuyên gia kinh tế độc lập Đinh Thế Hiển.

Theo ông Hiển, những doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Dệt may Thêu đan TPHCM có thể nhờ hiệp hội, hội đại diện đàm phán với nhà phân phối.

Trường hợp trong thỏa thuận hợp tác đã ký giữa 2 bên, doanh nghiệp gặp bất lợi về mặt pháp lý thì hiệp hội, hội vẫn có thể đại diện doanh nghiệp đàm phán với Big C để có bước thỏa thuận hợp lý nhất.

Trong trường hợp nhà phân phối sai, doanh nghiệp cung ứng có thể kiện đòi bồi thường.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, chúng ta đã mở cửa, hội nhập, đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), gần đây nhất là FTA với EU thì việc mở cửa thị trường, cạnh tranh bình đẳng là đương nhiên.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần phải lớn mạnh để theo kịp các diễn biến thị trường và phải nói chuyện với nhau bằng luật. Big C có đội ngũ luật sư thì các nhà cung cấp cũng phải có luật sư cho mình.

Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền lợi thì trước tiên, luật sư hai bên phải ngồi với nhau để thương thảo, hòa giải. Kiện tụng chỉ là phương án cuối cùng.

“Việc các doanh nghiệp kéo đến phản đối tại văn phòng của Big C là điều không nên. Doanh nghiệp phải nhìn nhận vấn đề bằng góc độ pháp luật kinh tế. Và nếu trong luật có thiếu sót chỗ này, chỗ kia thì mọi người phải chỉ ra để đề xuất sửa đổi luật", ông Hiển nói.

Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, trước mắt, các nhà cung cấp hàng cho Big C hãy căn cứ vào những quy định của hợp đồng, quá trình đàm phán và thỏa thuận lại hợp đồng hằng năm, quy trình đặt hàng và giao hàng... để giải quyết vấn đề. Bên nào sai bên đó chịu và mục đích cuối cùng vẫn là tiếp tục hợp tác. Hợp đồng ngày càng phải chặt chẽ hơn và đó là cơ sở đầu tiên cũng là cơ sở quan trọng nhất để giải quyết xung đột lợi ích.

Theo Dân trí

Ngành công nghiệp nghìn tỷ USD: Doanh nghiệp Việt chọn cách khai phá “mỏ vàng” thế nào?
Bộ Công Thương: Big C cam kết vẫn phân phối hàng dệt may Việt Nam
Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc phân biệt đối xử hàng Việt ở Big C
Vì sao Big C 'đuổi' Thế Giới Di Động

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,650
AVPL/SJC HCM 81,700 83,700
AVPL/SJC ĐN 81,700 83,700
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,650
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 83.800
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,475 ▲10K 7,690 ▲20K
Trang sức 99.9 7,465 ▲10K 7,680 ▲20K
NL 99.99 7,470 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,450 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,540 ▲10K 7,720 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,540 ▲10K 7,720 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,540 ▲10K 7,720 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,190 8,370
Miếng SJC Nghệ An 8,190 8,370
Miếng SJC Hà Nội 8,190 8,370
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 83,800
SJC 5c 81,800 83,820
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 83,830
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 08:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,001 16,021 16,621
CAD 18,177 18,187 18,887
CHF 27,419 27,439 28,389
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,237 26,447 27,737
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,723 14,733 15,313
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,116 18,126 18,926
THB 637.47 677.47 705.47
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 08:45