DN Việt thụ động với các biện pháp phòng vệ thương mại
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Phát biểu mở đầu buổi hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ Loan-Chủ tịch Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại, Trung tâm WTO và Hội nhập-VCCI cho hay, PVTM không phải vấn đề mới ở Việt Nam. Cách đây 10 năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đố diện với vụ kiện về cá tra, cá basa và sau đó là tôm đông lạnh. Và đến nay, cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp có thể nói là đã có kinh nghiệm trong các vụ việc kiện và chống phá giá. Thậm chí, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam còn khởi kiện Hoa Kỳ 2 vụ về một số biện pháp áp thuế chống bán phá giá (anti-dumping) đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam và kiện Hoa Kỳ về một số biện pháp áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam...
Tuy nhiên, bà Loan cũng lưu ý, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt với việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) quan trọng với nhiều đối tác thương mại lớn và mục tiêu hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, đồng thời Việt Nam vừa hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP… Tất cả những điều này vừa là cơ hội vừa là rào cản với cộng đồng doanh nghiệp. Các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống vì thế cần phải đổi mới hơn, áp dụng được linh hoạt với các giải pháp mới trong thực tại của bối cảnh đòi hỏi được đặt ra.
Cùng chia sẻ câu chuyện này, TS Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập nêu quan điểm: Dù là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hay cũ thì bản chất của nó cũng chỉ là câu chuyện hàng rào thuế quan. Mà hàng rào thuế quan thì không phải đến bây giờ mà từ những năm 2006, Việt Nam đã tiến hành xoá bỏ hàng rào thuế quan với một số ngành hàng chứ không phải đến khi AEC hình thành.
Cũng theo TS. Trang, PVTM là biện pháp mà các quốc gia trên thế giới đã biết đến từ lâu và sử dụng hiệu quả để bảo vệ các doanh nghiệp của mình khỏi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, công cụ này dường như đang bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu về sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Không ít hàng hoá nhập khẩu đã được bán với giá thấp kỷ lục, thậm chí được cho là giá “huỷ diệt”.
![]() |
TS Nguyễn Thị Thu Trang. |
Phòng vệ thương mại vì thế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập, bà Trang đã đưa quan điểm: Doanh nghiệp Việt đang rất thụ động với các biện pháp PVTM. Và tính đến hết tháng 10/2015, trong khi hàng hoá của Việt Nam ở nước phải đối diện với 94 cuộc điều tra PVTM thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chỉ đối diện với 4. Điều này không khác vì việc bạn đánh ta 19 lần nhưng ta chỉ đánh bạn được 1 lần!
Về nguyên nhân, thống kê của Hội đồng Tư vấn PVTM Trung tâm WTO và Hội nhập-VCCI thực hiện từ cuối năm 2014 với hơn 1.000 DN cho thấyDN khoảng 60-70% các doanh nghiệp được hỏi đã biết về công cụ PVTM. Các doanh nghiệp không chỉ biết về công cụ PVTM với tính chất là một rào cản ở nước ngoài mà còn biết đến chúng với tính chất công cụ có thể sử dụng ở trong nước, để bảo vệ chính mình.
“Tuy nhiên, điểm hạn chế là hiểu biết của các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ “sơ khởi”, nghe nói tới nhưng không có kiến thức sâu hơn về công cụ” – bà Trang nói.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, khả năng tập hợp lực lượng, huy động nguồn lực, nhân lực vào các vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam là rất hạn chế. Trong khi, theo bà Trang, ở các nước phát triển trên thế giới, PVTM được xem là một yếu tố cấu thành trong chiến lược kinh doanh. Ở những mức độ nhất định họ cũng đều xây dựng những công cụ PVTM cụ thể và có nguồn kinh phí riêng để thực hiện công cụ đó.
“Dường như các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa có bất kỳ chuẩn bị vật chất gì sẵn sàng cho việc sử dụng công cụ kiện PVTM khi cần thiết. Đối với một nhóm nhỏ cho rằng việc huy động chi phí đi kiện không khó khăn lắm có lẽ là do các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính sẽ có tương đối mạnh chứ không phải đã có một khoản dành riêng cho việc này”. – bà Trang khẳng định.
Từ thực tế trên, bà Trang cho rằng, để cải thiện được tình hình thì vấn đề cơ bản, cốt lõi là các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách nhìn nhận và phải có sự chuẩn bị cho việc sử dụng các công cụ PVTM. Về phía các cơ quan Nhà nước thì cần công khai thông tin, hỗ trợ tìm kiếm, tập hợp số liệu chính thức thuộc kiểm soát của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng các hình thức như: đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp gắn với mục tiêu kiện PVTM; phối hợp hiệu quả, kịp thời với cơ quan điều tra trong việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra.
Thanh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 11/9: Huy động trái phiếu chính phủ đạt gần 60% kế hoạch
-
Tin tức kinh tế ngày 20/7: Xuất khẩu trứng cá tăng trưởng đột biến
-
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường Australia
-
Xuất khẩu Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực
-
Tin tức kinh tế ngày 13/5: Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền ảo
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025