Dính bẫy "việc nhẹ lương cao" ở Campuchia, nhiều nạn nhân treo cổ tự tử
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh nhận nhiều đơn trình báo, kêu cứu từ các gia đình có con em sang Campuchia làm "việc nhẹ lương cao", nhờ công an hỗ trợ đưa nạn nhân về Việt Nam.
Mẹ ơi, cứu con...
Nhắc đến chuyện con gái bị dính bẫy "việc nhẹ lương cao", chị Sen (ngụ huyện Gò Dầu, Tây Ninh) nghẹn ngào cho biết con gái (SN 2006) sang Campuchia làm việc gần một tháng thì điện thoại cho mẹ cầu cứu. "Nó kêu mẹ chuẩn bị 30-40 triệu đồng để chuộc con về. Tôi không biết kiếm đâu ra tiền nên đến nhờ công an giải cứu con", chị Sen nói.
Theo chị Sen, con gái chị thấy thông tin tuyển dụng sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, chỉ cần biết đánh máy vi tính là lương 20-30 triệu đồng. Khi liên hệ, có người đến tận địa phương đưa con chị đi TP HCM làm hộ chiếu rồi về một khách sạn ở khu vực biên giới.
Tại khách sạn này, con gái chị phát hiện có nhiều người cùng đăng ký qua Campuchia làm việc. Sau khoảng một tuần "tập kết", có người đưa cả đoàn sang Campuchia rồi bàn giao cho một công ty kinh doanh trò chơi đánh bạc trên mạng.
Chị Sen chia sẻ: "Khi con tôi sang Campuchia mới điện về cho hay. Mấy tuần đầu làm cũng được nhưng sau đó có nhiều bạn không làm thì bị đánh rồi bán cho công ty khác với giá cao hơn. Thấy vậy, con tôi hoảng loạn, sợ cũng bị bán nên gọi điện về cầu cứu".
![]() |
Tin lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao", nhiều người Việt bất chấp vi phạm pháp luật, vượt biên sang Campuchia (Ảnh: Công an cung cấp). |
Đi cùng nhóm với con gái chị Sen có con gái của chị Hồng, ngụ huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh. Chị Hồng cho biết con gái (SN 2005) sang Campuchia phải ăn ở, làm việc trong một căn nhà mà không cho ra ngoài. Thấy bạn bè bị đánh đập, đe dọa, bán đi nhiều nơi nên con chị rất sợ hãi.
Chị Hồng khóc, nói: "Nhà khó khăn quá nên nó giấu mẹ đi làm. Ai ngờ làm chưa có đồng nào thì giờ người ta đòi ba, bốn chục triệu mới cho chuộc về. Nhóm nó bị bán gần hết, giờ còn có mấy đứa nên nó điện về, hai mẹ con nhìn nhau qua điện thoại rồi khóc. Tôi nghe nó kêu "mẹ ơi, cứu con về" mà không biết phải làm sao".
Tương tự, chị Đẹp (ngụ xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) có con gái (SN 2005) sang Campuchia làm việc, gọi điện về cầu cứu, chị không biết làm sao nên trình báo cơ quan chức năng. Chị cho hay: "Nó nói chủ công ty mua nó với giá hơn 1.000 USD, giờ muốn về phải nộp 30 triệu đồng".
Cũng có con gái (SN 2005) dính bẫy việc làm, ông Hồ (ngụ huyện Gò Dầu) chia sẻ, khi bán sang tay, công ty sẽ nâng giá cao hơn giá mua. Số tiền chủ mới bỏ ra mua lao động được xem là tiền mà người lao động nợ công ty, muốn về phải trả số tiền này. "Giờ giá mua của con tôi đã là 1.800 USD, nó bảo muốn chuộc về phải chuẩn bị 40 triệu đồng", ông Hồ lắc đầu, nói.
Trừng phạt như kiểu "xã hội đen"
Theo Công an tỉnh Tây Ninh, gần đây có nhiều công dân Việt Nam bị nhóm người dụ dỗ xuất cảnh trái phép qua Campuchia để lao động. Thực chất khi qua Campuchia, họ bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động, buộc làm việc 11 giờ trong ngày, bị ngược đãi, đánh đập, mua bán sang tay… Khi người lao động không chịu nổi, phải liên hệ người thân ở Việt Nam gửi tiền sang chuộc thân.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 20 đơn đề nghị giải cứu của những gia đình có người thân bị lừa bán lao động sang Campuchia.
Công an tỉnh Tây Ninh đã tăng cường cảnh giác, liên tục triệt phá nhiều đường dây đưa người trái phép sang Campuchia làm "việc nhẹ lương cao" nhưng tình trạng này vẫn còn phức tạp. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, Công an tỉnh Tây Ninh đã xử lý hơn 16 vụ liên quan tội phạm xuất nhập cảnh trái phép, khởi tố hàng chục bị can.
![]() |
Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ nhiều nghi phạm trong đường dây đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia (Ảnh: Công an cung cấp). |
Một lãnh đạo của Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh Tây Ninh, nhận định: "Nguyên nhân thời gian gần đây tình trạng người dân xuất cảnh trái phép qua Campuchia diễn biến phức tạp là do nhu cầu tìm người làm việc cho các casino ở Campuchia tăng cao".
Theo vị này, khi người tìm việc đồng ý thì nhóm đối tượng ở Campuchia móc nối với nhóm đối tượng ở Việt Nam, tổ chức thành đường dây đưa họ xuất cảnh trái phép. Khi nạn nhân qua Campuchia làm việc, nếu chủ công ty thấy họ không làm theo yêu cầu thì sẽ bán họ cho công ty khác với giá cao hơn giá mua trước đó.
Hình thức đưa lao động sang Campuchia trái phép như trên có dấu hiệu tội phạm mua bán người. Đặc biệt khi nạn nhân muốn trở về phải nộp tiền chuộc, gia đình không có tiền chuộc thì nạn nhân sẽ bị trừng phạt như kiểu "xã hội đen".
Theo thống kê của Phòng An ninh đối ngoại, từ tháng 9/2021 đến nay, lực lượng chức năng Campuchia có cung cấp thông tin cho Công an tỉnh Tây Ninh, trong đó nhiều trường hợp người Việt Nam sang Campuchia làm việc đã tự tử bằng cách nhảy lầu, treo cổ, hoặc mất tích chưa rõ nguyên nhân...
Trước tình hình trên, Công an tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, người dân không nghe theo lời lôi kéo xuất cảnh trái phép sang Campuchia tìm việc làm; không tiếp tay, giúp đỡ cho nhóm đối tượng đưa người xuất cảnh trái phép; khi phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu đưa người xuất cảnh trái phép hãy thông báo cho cơ quan công an gần nhất. |
Theo Dân trí
![]() |
-
Thêm nhiều thiếu niên bị đưa sang Campuchia khi đi tìm "việc nhẹ lương cao"
-
Phiền phức vì bị mời chào "việc nhẹ lương cao", hứa hẹn lãi suất 30%/ngày
-
Đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống mua bán người
-
Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người
-
Phát hiện 6 người "băng rừng" nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
-
Phó Thủ tướng Thường trực dự lễ mít tinh hưởng ứng phòng chống mua bán người
- Tranh luận quanh đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
- Hà Nội sắp rào đường Trần Hưng Đạo để thi công nhà ga metro
- Khoảng 16 - 18 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già
- Từ 1/10, dữ liệu thông tin cá nhân người dùng tại Việt Nam phải lưu trữ trong nước
- Phê duyệt khung chính sách bồi thường, tái định cư xây dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình
- Công điện của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm an toàn giao thông dịp Lễ Quốc khánh 2/9
- Thủ tướng yêu cầu xem xét nội dung báo chí phản ánh về bảo hiểm y tế
- Sắp trình Bộ Chính trị dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 58 tỷ USD
- Chợ "tôm bay" hàng tuyển, ngoại cỡ ở ngoại ô
- Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
- Hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt
- Nghiên cứu kiến nghị hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao
-
Tranh luận quanh đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
-
Hà Nội sắp rào đường Trần Hưng Đạo để thi công nhà ga metro
-
Khoảng 16 - 18 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già
-
Từ 1/10, dữ liệu thông tin cá nhân người dùng tại Việt Nam phải lưu trữ trong nước
-
Phê duyệt khung chính sách bồi thường, tái định cư xây dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình