Deutsche Bank dự báo xấu cho nền tài chính của châu Âu
![]() |
Trụ sở ECB |
Quyết định giảm lãi suất tiền gửi xuống còn -0,5%/năm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là một gánh nặng cho các tổ chức tài chính, tín dụng và khách hàng của họ, Giám đốc điều hành của Deutsche Bank, Christian Sewing, cho biết.
"Về lâu dài, mức lãi suất thấp này sẽ phá hỏng hệ thống tài chính", ông nói.
Ngân hàng Đức cũng chỉ ra, mức lại suất thấp như vậy có thể gây ra thiệt hại hàng trăm triệu euro chỉ trong năm nay.
"Lãi suất thấp dẫn đến tình trạng các ngân hàng không còn muốn nhận tiền gửi của khách hàng", ông Sergio Ermotti, người đứng đầu ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho biết.
Chính sách này của ECB là một đòn nặng đối với các ngân hàng châu Âu. Các ngân hàng Pháp và Đức bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo phân tích của ngân hàng ING.
Ngoài hạ lãi suất tiền gửi, ECB cũng sẽ bắt đầu mua lại trái phiếu với quy mô 20 tỷ euro một tháng, bắt đầu từ tháng 11/2019.
Đây là các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho khu vực đồng euro. Ngoài ra, ECB cũng nới lỏng điều kiện cho vay dài hạn các ngân hàng, và đưa ra một hệ thống lãi suất tiền gửi để hỗ trợ các nhà băng.
Đà giảm tốc kinh tế của khu vực Eurozone, tình trạng lạm phát thấp kéo dài và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã buộc ECB phải đưa ra gói kích thích này.
"Hội đồng điều hành dự báo việc mua lại trái phiếu sẽ kéo dài đến chừng nào nó còn cần thiết, để củng cố hiệu quả của hạ lãi suất. Việc này sẽ chấm dứt ngay khi lãi suất được nâng lên", thông báo của ECB cho biết.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước