Dệt may Việt Nam trên đà trở lại thời hoàng kim

09:16 | 14/05/2018

263 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.
det may viet nam tren da tro lai thoi hoang kim

Lấy lại mức tăng trưởng 2 con số

Khoảng 10 năm về trước, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng từ 12-15% mỗi năm, nhưng sau đó là một giai đoạn giảm tốc kéo dài. Đến năm 2017, chỉ dấu tích cực đã quay lại khi kim ngạch xuất khẩu tiến dần tới mức tăng trưởng 2 con số (9,8%).

Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2018 tình hình xuất khẩu toàn ngành rất khả quan, dự kiến tăng trưởng ít nhất là 10% so với năm 2017. Đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đã kín lịch sản xuất cho cả năm.

Không thể phủ nhận rằng hiện tượng này phần nào xuất phát từ sự hồi phục của nhu cầu thế giới, nhưng có thể thấy chính sự cải tổ và đầu tư của DN toàn ngành lẫn động thái hỗ trợ của Chính phủ trên các phương diện xúc tiến thương mại, ngoại giao và là lực đẩy quan trọng để hàng dệt may Việt Nam mở rộng thị trường.

“Các chuyến thăm và làm việc suốt thời gian qua của Thủ tướng Chính phủ đến các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó có Australia đã thực sự tạo động lực và điều kiện tốt hơn cho giao thương nói chung, và giao thương của ngành dệt may nói riêng”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định.

Tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu dệt may từ mức chỉ 30-40% trong giai đoạn trước đây, nay đã lên đến 50-60%. Một trong những gương mặt đại diện của dệt may Việt Nam - Tập đoàn Vinatex - đang dần khép kín chuỗi cung ứng với nhiều nhà máy sợi, vải, may mặc. Đây cũng là nơi được cho là đang có tỷ lệ nội địa hóa dẫn đầu toàn ngành. Cuộc “hồi sinh” của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ dù mới chỉ bắt đầu sau một giai đoạn sản xuất kinh doanh đình đốn, nhưng sự tái khởi động ấy được kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào nhu cầu nguyên liệu xơ sợi cho toàn ngành.

“Cuộc chinh phục” mới

Cùng với Hiệp định CPTPP, cuộc chinh phục và mở rộng thị trường của hàng dệt may Việt Nam đã đặt ra nhiều đòi hỏi khiến DN phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đang là động lực chuyển mình đối với ngành sợi Việt Nam. Nhiều nhà máy lớn của cả DN nội địa lẫn FDI lần lượt “ra lò” với quy mô hàng triệu cọc sợi.

Không chỉ thế, CPTPP còn là động lực thúc đẩy cải cách thể chế cho DN nói chung và DN dệt may nói riêng. Người đại diện VITAS tin rằng với sự tham vấn từ các Hội nghề nghiệp, nhiều quy định pháp lý gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh. Trong đó có các chính sách về thương mại, lao động, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính.

“Vừa rồi Bộ Công Thương ra quy định yêu cầu công bố hợp quy cho vải sử dụng trong nước liên quan đến hàm lượng formaldehyde, dự kiến đầu tháng 5/2018 có hiệu lực. Tuy nhiên, sau khi tham vấn tình hình thực tế của ngành dệt may, Bộ đã đồng ý hoãn thời gian có hiệu lực của quy định trên đến đầu năm 2019 để DN có thêm thời gian chuẩn bị quy trình và hồ sơ công bố cho các sản phẩm của mình”, Phó Tổng Thư ký VITAS Nguyễn Thị Tuyết Mai cho hay.

Hiện Việt Nam đã tạo thuận lợi thương mại cho DN nói chung thông qua chương trình cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trước tiên là trong ASEAN - nơi đang thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sau đó là tới các hiệp định thương mại tự do khác, trong đó có CPTPP.

“Đầu tháng 6 tới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng VITAS và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ mở lớp đào tạo quy trình tự chứng nhận xuất xứ cho các DN”, bà Mai thông tin thêm.

Bắt nhịp thị trường Australia

Cuộc chiếm lĩnh thị trường Australia của VITAS đã khởi động khi Hiệp hội liên tục đưa nhiều đoàn DN dệt may Việt Nam tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Australia để phô diễn năng lực sản xuất. Ở chiều ngược lại, thương nhân Australia cũng được mời tới các sự kiện giao thương với DN Việt Nam - nơi nhiều DN Việt đang tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty Đà Lạt Apex tin tưởng: “Dù không thể tự xây dựng nhà máy có thể đảm đương mọi khâu để tuân thủ quy tắc xuất xứ ‘từ sợi trở đi’ nhưng tôi tự tin Apex có thể tìm được các nhà cung cấp từ những thành viên trong CPTPP. Chúng tôi cũng đã có ISO 9001-2015, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chí kiểm tra của đối tác nhập khẩu”.

Những “liên minh” lập thành chuỗi cung ứng cũng đang dần hình thành ngay trong lòng VITAS. Trong đó, đáng chú ý là “Ủy ban Denim” với hệ thống các nhà cung cấp liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị xuyên suốt “từ sợi cho đến hàng dệt may denim thành phẩm”. Và cũng có những nhà máy ở phía bắc - Ví dụ như Tập đoàn May mặc TAL chuyên sản xuất đồng phục - đã trang bị công nghệ quét hiện đại, có thể lấy số đo của từng khách hàng trong tích tắc nhằm tối ưu hóa năng suất lao động; Hay nhờ áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN Manufacturing), hiện nay Việt Tiến đã có thể rút ngắn thời gian sản xuất một chiếc áo sơ mi, từ lúc bán thành phẩm đến lúc hoàn thành chỉ còn mất vài phút.

Thay cho những tài liệu của tham tán thương mại Việt Nam tại Australia từ năm 2014, VITAS cũng cho hay sẽ biên soạn các hướng dẫn cập nhật nhất cho DN để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Cùng với đó là động thái “bắt tay” với Hiệp hội Logistics Việt Nam để rút ngắn khâu vận chuyển hàng hóa nhằm đáp ứng xu thế “thời trang nhanh” (fast fashion) đang nở rộ trên khắp thế giới với chủ trương hàng may mặc chỉ nằm trên kệ không quá 2-3 tuần.

Dù đã vào TOP 3 các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Australia (sau Trung Quốc và Bangladesh) nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể giành được vị trí thứ 2 từ Bangladesh nếu các DN biết triệt để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại và thực sự chịu “chuyển mình”.

Báo điện tử Chính phủ

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,650 ▲400K 74,600 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 73,550 ▲400K 74,500 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
TPHCM - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Hà Nội - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Hà Nội - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Miền Tây - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Miền Tây - SJC 82.700 ▲700K 84.900 ▲600K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.250 ▲350K 74.050 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.290 ▲260K 55.690 ▲260K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.070 ▲200K 43.470 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.560 ▲150K 30.960 ▲150K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,325 ▲20K 7,530 ▲20K
Trang sức 99.9 7,315 ▲20K 7,520 ▲20K
NL 99.99 7,320 ▲20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,300 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,800 ▲800K 85,000 ▲700K
SJC 5c 82,800 ▲800K 85,020 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,800 ▲800K 85,030 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,350 ▲250K 75,050 ▲250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,350 ▲250K 75,150 ▲250K
Nữ Trang 99.99% 73,150 ▲250K 74,250 ▲250K
Nữ Trang 99% 71,515 ▲248K 73,515 ▲248K
Nữ Trang 68% 48,145 ▲170K 50,645 ▲170K
Nữ Trang 41.7% 28,615 ▲104K 31,115 ▲104K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,274 16,374 16,824
CAD 18,299 18,399 18,949
CHF 27,290 27,395 28,195
CNY - 3,455 3,565
DKK - 3,592 3,722
EUR #26,695 26,730 27,990
GBP 31,269 31,319 32,279
HKD 3,160 3,175 3,310
JPY 158.97 158.97 166.92
KRW 16.59 17.39 20.19
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,269 2,349
NZD 14,836 14,886 15,403
SEK - 2,277 2,387
SGD 18,166 18,266 18,996
THB 630.72 675.06 698.72
USD #25,119 25,119 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25115 25115 25445
AUD 16316 16366 16868
CAD 18338 18388 18839
CHF 27474 27524 28086
CNY 0 3458.5 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26898 26948 27650
GBP 31401 31451 32111
HKD 0 3140 0
JPY 160.45 160.95 165.46
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0313 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14883 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18403 18453 19014
THB 0 643.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 12:00