Đề xuất cơ chế giá tạm tính với dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

18:57 | 20/03/2023

4,438 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đại diện các chủ đầu tư có dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng T&T Group đề xuất áp dụng cơ giá điện tạm tính đối với các dự án năng lượng tái tạo, khi nào có giá điện chính thức sẽ thực hiện hồi tố, tính toán lại.

Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án chuyển tiếp, ngày 20/3/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Tham dự hội nghị, về phía đại diện Bộ Công Thương có ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; đại diện Cục Điều tiết Điện lực. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có mặt tại hội nghị có ông Trần Đình Nhân – Tổng Giám đốc, ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng Giám đốc, đại diện lãnh đạo một số Ban chức năng, đại diện lãnh đạo Công ty Mua bán điện (EVNEPTC), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC).

Đề xuất cơ chế giá tạm tính với dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Công ty Mua bán điện đã trình bày làm rõ các nội dung yêu cầu theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực về việc chuẩn bị hồ sơ phục vụ đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện. Trong quá trình phát biểu, thảo luận, đại diện một số chủ đầu tư mong muốn được sớm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là các vấn đề về cơ chế chính sách, các hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền để thủ tục đàm phán hợp đồng mua bán điện đối với các dự án được sớm triển khai.

Đại diện các chủ đầu tư có dự án năng lượng tái tạo trao đổi về một số vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự; đồng thời đưa ra một số đề xuất kiến nghị xem xét lược bớt một số thủ tục, giấy tờ và làm rõ hơn các yêu cầu trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện như xem xét thời hạn đấu nối, vấn đề lập báo cáo thẩm định, về công thức tính giá điện, sử dụng thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ đàm phán...

Đề xuất cơ chế giá tạm tính với dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng T&T Group đề xuất áp dụng cơ giá điện tạm tính

Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng T&T Group, hiện tổng công suất lắp đặt của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp là 2.090 MW. Hơn 1 năm qua, do không đáp ứng được các quy định giá FIT nên phải nằm im, đắp chiếu, rất lãng phí khi đơn giá đầu tư cho mỗi tua-bin vào khoảng 150 tỷ đồng.

"Để tránh sự lãng phí này, chúng tôi đề xuất cơ quan quản lý, EVN xem xét áp dụng cơ chế giá tạm tính bằng 90% giá điện nhập khẩu từ Lào, vào khoảng 6,2 Cent/kWh. Khi nào có cơ chế giá chính thức, sẽ áp dụng hồi tố, tính toán lại", bà Bình đưa ý kiến đề xuất.

Đề xuất cơ chế giá tạm tính với dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT phát biểu

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, đề xuất của đại diện các chủ đầu tư, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, và đại diện Cục Điều tiết Điện lực đã giải thích, trả lời các câu hỏi cũng như một số đề xuất của các nhà đầu tư; đồng thời cũng yêu cầu các Chủ đầu tư dự án cũng như EVN tiếp tục triển khai theo đúng các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành trong quá trình đàm phán.

Trên tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến từ các Chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan ghi nhận ý kiến của các Chủ đầu tư tại hội nghị, đồng thời mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, làm căn cứ để EVN và Chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán. Riêng về vấn đề thỏa thuận đấu nối lưới điện, nếu thỏa thuận cũ đã ký hết hạn thì Chủ đầu tư cần sớm làm việc với đơn vị vận hành lưới điện để rà soát, cập nhật lại các số liệu tính toán và tình trạng vận hành mới nhất.

Theo thông tin cập nhật, sau khi Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) có văn bản gửi Chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp đề nghị gửi hồ sơ thì đến ngày 20/3/2023 mới chỉ có duy nhất 01 Chủ đầu tư gửi hồ sơ để chuẩn bị cho việc đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương. Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết phía EVN rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các Chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đàm phán với mong muốn các dự án chuyển tiếp được đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất trên cơ sở đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, theo thông tin từ EVN, mặc dù đã có công văn gửi 85 chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp để sớm đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện, nhưng đến hết ngày 18/3 vẫn chưa có chủ đầu tư nào gửi hồ sơ.

Hải Anh

EVN gồng mình gánh giá điệnEVN gồng mình gánh giá điện
Xây dựng khung giá bán lẻ điện bình quân để phù hợp với thị trường điệnXây dựng khung giá bán lẻ điện bình quân để phù hợp với thị trường điện
Không nên kéo dài việc giữ giá điệnKhông nên kéo dài việc giữ giá điện
EVN không đảm bảo cân bằng tài chínhEVN không đảm bảo cân bằng tài chính
[PetroTimesMedia] Bộ Công Thương: Lập khung giá điện tái tạo chuyển tiếp đúng quy định[PetroTimesMedia] Bộ Công Thương: Lập khung giá điện tái tạo chuyển tiếp đúng quy định
Bộ Công Thương phản hồi kiến nghị của nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạoBộ Công Thương phản hồi kiến nghị của nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo
Thủ tướng: Tránh Thủ tướng: Tránh "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau" và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
Đề xuất có 1 bộ luật riêng về năng lượng tái tạoĐề xuất có 1 bộ luật riêng về năng lượng tái tạo

  • el-2024