Để nhận biết đâu là sổ đỏ giả

16:31 | 25/05/2012

4,735 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Mặc dù đã được cảnh báo, nhưng vẫn còn một số tổ chức, cá nhân đã bị mắc lừa vì sổ đỏ giả khi mua bán nhà đất trong thời gian qua. Vậy, đâu là nguyên nhân.

Qua điều tra một số vụ đối tượng xấu dùng sổ đỏ giả để giao dịch mua bán chuyển nhượng nhà đất lừa đảo nhiều người với số tiền lớn, Cơ quan CSĐT- Công an TP Hà Nội cho biết các đối tượng đã làm giả sổ đỏ bằng nhiều cách và khá tinh vi.

Cách đầu tiên là sử dụng công nghệ để “quét” sổ thật, sau đó chỉnh sửa nội dung in màu trên bìa cứng, in từng mặt một và dán lại đêm đi ép plastic. Sổ đỏ làm giả như trên nếu nhìn kỹ thì sẽ phát hiện màu sắc, họa tiết hoa văn trên hình nền cũng như con dấu, chữ ký của sổ đỏ không sắc nét. Ngoài ra không có những phần in nổi mà chỉ có hình ảnh, nhìn nghiêng không thấy dấu nối ở bìa mặt trước, đồng thời không có vết hằn… như sổ đỏ thật.

Công an Hà Nội thu giữ sổ đỏ giả làm bắng phôi thật của Nguyễn Thị Bằng An.

Một loại sổ đỏ được làm giả nữa rất phổ biến và tinh vi hơn đó là sử dụng phôi sổ đỏ thật để làm sổ đỏ giả, mà người ta gọi đó là “giả trong thật”. Loại sổ đỏ này rất khó bị phát hiện. Cụ thể như đối tượng Nguyễn Thị Bằng An (SN 1959), ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã thuê 5 đối tượng khác làm 13 quyển sổ đỏ giả. Sau đó, An đã sử dụng 9/13 sổ đỏ giả đó để giao dịch bán đất cho 8 người đã chiếm đoạt trên 42 tỷ đồng của họ.

Được biết số sổ đỏ giả của An đều được làm bằng phôi thật, nên khi đi làm hợp đồng Công chứng chuyển nhượng đất, công chứng viên cũng không phát hiện đó là sổ đỏ giả, chứ nói gì đến người mua. Sở dĩ sổ những đỏ “giả trong thật” như trên không bị các công chứng viên phát hiện, vì các văn phòng công chứng ở Hà Nội chưa có kết nối với cơ quan quản lý để cập nhật thông tin về sổ đỏ. Đây chính là điều bất cập mà tội phạm đã lợi dụng để lừa đảo mọi người.

Luật sư Nguyễn An, Đoàn Luật sư Hà Nội khuyến cáo các cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhà đất để tránh bị lừa vì sổ đỏ giả, thì bên mua cần tìm hiểu kỹ hồ sơ pháp lý của tài sản như sổ đỏ (bản gốc), CMND (hộ khẩu) của bên chuyển nhượng. Nếu cẩn thận thì nên ghi lại số trên quyển sổ đỏ đó rồi mang đến các cơ quan chức năng như UBND phường, Phòng tài nguyên và môi trườngo ở địa bàn sở tại, hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường TP để tìm hiểu, xác minh nguồn gốc. Hoặc nhờ các văn phòng luật làm hộ việc trên để tránh việc “tiền mất, tật mang”…

Vĩnh Yên