Đề nghị lùi xử phạt việc chậm lắp camera trên xe khách, xe du lịch

15:09 | 29/11/2021

238 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Do những tác động của dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp vận tải không hoạt động, không có nguồn thu, Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị Chính phủ lùi việc xử phạt chậm lắp camera giám sát đã quy định trước đó.

Đề nghị lùi xử phạt

Hiệp hội vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Chính phủ cho lùi việc xử phạt lùi thời hạn xử phạt không lắp camera hành trình trên xe ô tô chở khách theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP đến sau ngày 31/12/2021.

Thông tin với PV, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội (HTA) cho biết, vừa ký văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị Chính phủ lùi thời hạn xử phạt không lắp camera hành trình trên xe ô tô chở khách theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP đến sau ngày 31/12/2021.

Lý do là trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp vận tải khách, du lịch... hầu như không hoạt động, không có doanh thu để chi các khoản thường xuyên, trong đó không có tiền trả lương người lao động, đóng bảo hiểm và các loại thuế, phí, lãi ngân hàng; nhiều lao động đã bỏ việc...

Đề nghị lùi xử phạt việc chậm lắp camera trên xe khách, xe du lịch
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình BA-SmartCamera trên xe container.

Cùng với đó, ngày 4/11 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành tiêu chuẩn về lắp camera giám sát hành trình trên xe ô tô, do vậy để ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn cần phải có thời gian, không thể triển khai ngay trong tháng 12 tới.

Từ thực tế và các khó khăn nêu trên, HTA thay mặt các doanh nghiệp vận tải đường bộ đề nghị Chính phủ cho lùi thời gian xử phạt liên quan đến lắp camera trên xe khách, xe du lịch từ 6 tháng đến 1 năm (tùy thuộc vào kết quả chống dịch).

Việc lùi thời hạn xử phạt lắp camera sau thời điểm 31/12/2021 còn tạo tiền đề cho xe lăn bánh, nhằm phục vụ mở cửa trường học, phục vụ các khu công nghiệp, khuyến khích phát triển du lịch trong và ngoài nước, nối lại hoạt động logistics để phục vụ xuất nhập khẩu, giúp cho các doanh nghiệp có nguồn thu phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đã có camera đạt tiêu chuẩn

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, các đơn vị vận tải có thể chọn camera theo tiêu chí của Nghị định 10 và Thông tư 12. Tuy nhiên lắp camera theo TCVN13396 sẽ tối ưu và tiết kiệm lâu dài, bởi được tích hợp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) công nghệ 4G, nên không cần sử dụng thiết bị GSHT 2G cũ đã lắp. Vì thế, chỉ cần duy trì 1 SIMcard 4G, chỉ phải bảo hành 1 thiết bị, giảm tránh tổn hại ắc quy và hao phí nhiên liệu, sắp tới nhà mạng cắt 2G thì không bị ảnh hưởng.

Ông Quyền cho rằng, bấy lâu nay nhiều doanh nghiệp vận tải đang chờ tiêu chuẩn rồi mới lựa chọn. Sau khi có Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396, các doanh nghiệp sẽ yên tâm và lắp camera đúng hạn trước 31/12/2021 như Chính phủ quy định.

Đề nghị lùi xử phạt việc chậm lắp camera trên xe khách, xe du lịch
Thiết bị BA-SmartCamera.

Đồng quan điểm, đại diện Chi hội Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cũng nhận định: “Lắp camera Nghị định 10 đang có 2 xu hướng: Rời rạc và tích hợp. Xu hướng rời rạc phải sử dụng 2 thiết bị trên xe, gồm 1 thiết bị camera rời và 1 thiết bị GSHT. Do dùng 2 thiết bị nên hại ắc quy, dùng 2 SIM nên tốn phí duy trì... Sắp tới, nhà mạng cắt sóng 2G, doanh nghiệp vận tải phải một lần nữa mất phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G. TCVN13396 theo xu hướng tích hợp, chỉ lắp 1 thiết bị duy nhất trên xe, nên khắc phục được các nhược điểm trên. Vì thế, đây là xu hướng tất yếu”.

Theo thông tin mới nhất, BA GPS là một doanh nghiệp công nghệ trong nước có sản phẩm đầu tiên được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396.

Đại diện doanh nghiệp BA GPS chia sẻ: “BA-SmartCamera sử dụng bộ 3 chip Vi xử lý, GNSS và 4G hãng Qualcomm của Mỹ, sử dụng bộ nhớ SSD, có thời gian bảo hành 24 tháng. Thiết bị kết nối với đa dạng loại mắt thu camera với độ phân giải cơ bản: 720p,1080p và loại mở rộng: 2K,4K, tùy theo mức đầu tư, chi phí đường truyền và lưu trữ”.

Trước đó, tại Nghị định 10 của Chính phủ quy định: Trước ngày 1/7/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã quyết định tạm ngừng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính với xe khách, xe tải chưa lắp camera đến hết ngày 31/12/2021.

Gần 90% phương tiện chưa lắp camera giám sát theo Nghị định 10Gần 90% phương tiện chưa lắp camera giám sát theo Nghị định 10
Đôn đốc lắp camera trên ô tô kinh doanh vận tải thực hiện và xử lý nghiêm vi phạmĐôn đốc lắp camera trên ô tô kinh doanh vận tải thực hiện và xử lý nghiêm vi phạm
Hạn áp xử phạt đến gần, số phương tiện đã lắp camera giám sát vẫn thấpHạn áp xử phạt đến gần, số phương tiện đã lắp camera giám sát vẫn thấp
Lắp đặt 80 camera xử lý vi phạm giao thông trên Quốc lộ 1ALắp đặt 80 camera xử lý vi phạm giao thông trên Quốc lộ 1A
Camera của iPhone 13 Pro vẫn kém Xiaomi và HuaweiCamera của iPhone 13 Pro vẫn kém Xiaomi và Huawei
Đẩy mạnh lắp camera giám sát phòng chống dịch Covid-19Đẩy mạnh lắp camera giám sát phòng chống dịch Covid-19
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống camera quan sát trên đường dâyỨng dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống camera quan sát trên đường dây

Xuân Hinh