Đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, tăng trưởng xanh ở Việt Nam

19:48 | 21/04/2021

651 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 20/4 tại Hà Nội, Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối với các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn “Phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam”.
Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vữngTiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
An ninh năng lượng từ góc nhìn nhu cầu và hiệu quả sử dụngAn ninh năng lượng từ góc nhìn nhu cầu và hiệu quả sử dụng
Ngành Năng lượng đứng trước những thách thức, nguy cơ lớnNgành Năng lượng đứng trước những thách thức, nguy cơ lớn
Năng lượng Việt Nam: Hiện tại và tương laiNăng lượng Việt Nam: Hiện tại và tương lai

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PVPower), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo), Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) tham gia đồng hành cùng chương trình.

Đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Toàn cảnh diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thông tin về vấn đề tăng trưởng xanh của Việt Nam trong bối cảnh mới. PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã tạo ra những cơ hội mới về sản xuất phi tập trung, số hóa chuỗi giá trị, cá nhân hóa sản phẩm, làm tăng năng suất, mở rộng thị trường, tạo ra cơ hội cho đẩy mạnh sản xuất xanh và thị trường xanh.

Sự sắp xếp lại cuộc chơi và cạnh tranh trên thế giới, nhiều quốc gia được đặt cùng một vạch xuất phát điểm tạo ra cơ hội cho Việt Nam đi nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ hội về đột phá trong phát triển nhờ vào cơ cấu dân số vàng và dân số trẻ, có khả năng thích nghi tốt với công nghệ hiện đại, có thể đóng góp tốt cho tăng trưởng xanh.

Ngoài ra, nhiều FTA (hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới cũng mang lợi cơ hội tăng đầu tư cho tăng trưởng xanh. Việc gia tăng tầng lớp trung lưu cũng giúp thúc đẩy tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm, dần hình thành lối sống xanh.

Yêu cầu về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khát vọng vươn lên, khu vực tư nhân được chú trọng cũng chính là những cơ hội tốt. Đặc biệt, cơ hội đến từ việc Việt Nam có cơ cấu dân số vàng và có dân số trẻ.

Tuy nhiên, song hành cùng những cơ hội, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là tư duy giữa “nâu” và “xanh” còn nặng nề, thách thức của nhận thức đầy đủ về cơ hội vàng để vươn lên nhanh. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là rào cản lớn cho sự phát triển. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, năng lực khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khi thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, tăng trưởng xanh ở Việt Nam
PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại diễn đàn

Từ bối cảnh mới của quốc tế, dựa trên những hành động cụ thể trên thực tế của Việt Nam, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho rằng, những thay đổi trên thế giới là nhanh và khó đoán định, do đó chúng ta phải tận dụng, nắm bắt thời cơ. Cơ hội nhiều những thách thức cũng nhiều tuy nhiên vẫn xuất hiện những cơ hội vàng. Thách thức lớn nhất là nhận thức đầy đủ về cơ hội vàng để vươn lên nhanh và quyết liệt hành động.

Đồng thời, cần nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức và việc phải làm trong thời gian tới để đổi mới mô hình tăng trưởng. Chiến lược tăng trưởng xanh cần phải tính tới những yếu tố mới của bối cảnh mới để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết, Chiến lược xanh giai đoạn tới cần chú ý khắc phục các khiếm quyết của giai đoạn trước để có cơ hội thành công. Trong đó, có huy động nguồn lực, đảm bảo nguồn nhân lực, sự kết nối và đặc biệt coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột quan trọng nhất của giai đoạn tới. Ngoài ra, cần phải bổ sung các chiều cạnh xã hội và bao trùm trong Chiến lược tăng trưởng xanh.

Đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phát biểu tại diễn đàn

Theo Giám đốc điều hành GreenID Ngụy Thị Khanh cho rằng: Tăng trưởng xanh, chuyển dịch năng lượng sạch là xu hướng tất yếu, cần ưu tiên chuyển dịch công bằng và bền vững. Điện gió và điện mặt trời là hai khu vực có tiềm năng lớn, thu hút nhiều vốn đầu tư. Chuyển dịch năng lượng mang lại lợi ích lớn về môi trường làm việc trong lành, ít bụi bẩn và ít rủi ro hơn cho sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, mức lương người lao động trong ngành mới này cũng được đánh giá là cạnh tranh và xếp hạng tốt.

Bà Khanh Ngụy Thị Khanh khuyến nghị, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực thi một cách đồng bộ và nhất quán chính sách ưu tiên sử dụng hiệu quả năng lượng gắn với phát triển ngành năng lượng tái tạo, hạn chế việc đầu tư thêm các nhà máy sản xuất điện nhiên liệu hóa thạch. Các chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần quan tâm cả quy mô tập trung, phân tán và tích hợp để vừa tránh xung đột về đất đai, vừa đảm bảo sinh kế và cơ hội hợp tác mới của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng; khai thông thị trường vốn ưu đãi từ quốc tế cho năng lượng sạch…

Còn theo TS Lê Thị Thoa, Chuyên viên cấp cao Dự án bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững (BEM) phản ánh, việc thiếu thông tin đầy đủ về các công nghệ hiện đại và thiếu sự hợp tác để chuyển giao công nghệ này là rào cản để phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Năng lực của cấp địa phương trong quy trình lên kế hoạch và cấp phép các dự án năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo còn thiếu thông tin và tiếp cận với chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tiềm năng của dự án năng lượng sinh học. Năng lực của cơ quan tài chính trong việc đánh giá dự án năng lượng sinh học; không tiếp cận được cơ chế tài chính phù hợp

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng tham gia thảo luận về vấn đề năng lượng tái tạo trong giai đoạn mới và phương hướng phát triển năng lượng gắn với thu hút vốn đầu tư nước ngoài; vấn đề vận động nguồn lực phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững và những định hướng phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Phú Văn