Đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nông sản Việt mới hấp dẫn được thị trường xuất khẩu

12:25 | 25/07/2019

340 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thị trường Mỹ, Chilê đòi hỏi trái cây phải được chiếu xạ; các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì lại yêu cầu phải xử lý nước nóng hay hơi nước bão hòa. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt kỹ các yêu cầu để có sự đầu tư cho phù hợp.

Dù ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5-7%/năm nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập.

Cụ thể là năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; công nghệ chế biến nông sản chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp (tính chung 15-20%), chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú; chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm...

dau tu cong nghe sau thu hoach nong san viet moi hap dan duoc thi truong xuat khau
(Ảnh minh họa)

Nói về hạn chế này, ông Lê Mạnh Hùng - Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch miền Nam cho hay, hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô theo đường tiểu ngạch với giá trị thấp, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn thực phẩm.

Cũng theo ông Hùng, các khâu xử lý sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn do công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vẫn còn thấp, chưa theo kịp năng lực sản xuất của nông dân. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam hiện lớn khoảng hơn 25% đối với các loại quả và hơn 30% đối với các loại rau, 10-20% với các loại củ. Trong khi tỷ lệ này ở các nước châu Á như Ấn Độ là 3-3,5%, Bangladesh 7%, Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepal 4-22%. Điều này làm hạn chế khả năng xuất khẩu của rau quả Việt Nam.

Là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T - chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu nông sản thô, chưa qua chế biến. Mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ được các thông tin về tiêu chuẩn nông sản của từng thị trường nhập khẩu riêng biệt nhưng do thiếu sự phối hợp đồng bộ với người nông dân và nguồn cung nên sản phẩm nông sản thường không đạt tiêu chuẩn.

"Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung nghiên cứu nhu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu để hướng dẫn, phối hợp với người nông dân tạo sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp phải tìm hiểu tâm lý tiêu dùng mục tiêu, đầu tư chế biến để gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Cùng với đó, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành xuất khẩu mà đặc biệt là xuất khẩu nông sản Việt Nam phát triển để có chỗ đứng trên thị trường quốc tế" - ông Tùng đề xuất.

Hiện nay thị trường các nước thành viên WTO, khu vực (ASEAN) và các nước có FTA với Việt Nam có yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao. Cùng với đó là xu thế bảo hộ gia tăng nên các quy định về SPS (Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp kiểm dịch động thực vật) rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu cần có quy trình giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm trong trường hợp mất ATTP.

M.T

dau tu cong nghe sau thu hoach nong san viet moi hap dan duoc thi truong xuat khauCác FTA sẽ mang đến sự chuyển động mạnh mẽ cho ngành chế biến nông sản
dau tu cong nghe sau thu hoach nong san viet moi hap dan duoc thi truong xuat khauGiải pháp cứu cánh cho nông dân khi nông sản rớt giá
dau tu cong nghe sau thu hoach nong san viet moi hap dan duoc thi truong xuat khauĐưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản