Các FTA sẽ mang đến sự chuyển động mạnh mẽ cho ngành chế biến nông sản
Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Từ năm 2013-2018 công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm và năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.
Những FTA vừa được ký kết và có hiệu lực mới đây được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông sản tăng tốc hơn.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Đánh giá về những tiềm năng, ông Dương Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty C.I.S Vietnam cho hay, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Đầu tiên đó là nguồn nguyên liệu dồi dào từ hoạt động sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản có chất lượng và giá trị cao. Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ hội nhập nhanh vào kinh tế thế giới thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Vì thế, theo ông Dũng, với việc các FTA thế hệ mới, nông sản Việt sẽ có điều kiện thuận lợi để hội nhập, chinh phục các thị trường khó tính nhất; đồng thời ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội thu hút vốn từ các thị trường mới chưa bao giờ đầu tư vào Việt Nam. Thực tế, trong 3 năm qua, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần. Chỉ riêng năm 2018, hơn 10 nghìn tỷ đồng đã được đầu tư vào nông nghiệp.
Ở góc độ nhà quản lý, ông Phan Thế Anh - Phó Cục trưởng Cục công tác phía Nam đánh giá, với việc hàng loạt các FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc.
Khẳng định tầm quan trọng của đầu tư vào chế biến nông sản, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng lợi thế từ các FTA, một trong những giải pháp cấp thiết là ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển dây chuyền công nghệ, giống, bảo quản, làm sạch nông sản... Qua đó mới giúp ngành này đa dạng hóa, hoàn thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường quốc tế.
M.Đ
-
Tin tức kinh tế ngày 7/2: Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới thấp nhất trong 13 tháng
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Tin tức kinh tế ngày 21/7: Lãi suất vay mua nhà tăng trở lại
-
Tin tức kinh tế ngày 15/6: Nhiều đường bay ế khách dù trong cao điểm hè
-
Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp họp khẩn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan