Dầu khí & bất đối xứng thông tin

10:58 | 24/04/2019

34,420 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) xung quanh câu chuyện tháo gỡ khó khăn cho ngành Dầu khí. “Hơn lúc nào hết cần phải động viên mọi người “đứng dậy”, hãy đẩy mạnh tái cơ cấu, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính trong lúc khó khăn này đòi hỏi bản lĩnh và năng lực vượt khó của những con người dầu khí để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế đất nước” - TS Lê Đăng Doanh nói.  

PV: Ngành Dầu khí hiện đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế có nhiều năm theo dõi sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, chứng kiến những bước thăng - trầm của ngành Dầu khí, ông đánh giá như thế nào về thực trạng của ngành Dầu khí?

dau khi bat doi xung thong tin

TS Lê Đăng Doanh: Ngành Dầu khí Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Từ trước tới nay, tôi vẫn luôn có ấn tượng tốt đối với dầu khí. Hiện ngành Dầu khí đang gặp khó khăn, nên động viên mọi người nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính khó khăn lại đòi hỏi bản lĩnh và năng lực vượt khó của những con người dầu khí, để tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế đất nước.

Tại nhiều nước trên thế giới, ngành Dầu khí có lợi nhuận lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều yếu tố mà trong khoa học kinh tế gọi là “bất đối xứng thông tin”. Định luật bất đối xứng thông tin nói về vấn đề giữa bên bán và bên mua không có sự hiểu biết như nhau. Ông Joseph Stiglitz là một trong những người tìm ra định luật đó và đoạt giải Nobel năm 2001.

Năm 1970, Joseph Stiglitz nghiên cứu về một người bán chanh. Đặc điểm của chanh ở các nước Mỹ, châu Âu đều có màu vàng mọng. Người bán chanh biết quả nào loại 1 bán với giá đắt nhất, quả nào loại 2, quả nào loại 3 có giá lần lượt thấp hơn. Nếu người trung thực sẽ xếp theo thứ tự từng loại, nhưng người bán lại chỉ dùng một số ít quả loại 1 trộn với tất cả chanh loại 2 và loại 3 rồi bán với giá chanh loại 1. Người mua không hiểu biết nên đã mua chanh với giá loại 1. Như thế người ta gọi là bất đối xứng thông tin.

Dầu khí là một ngành kỹ thuật cao trên thế giới. Một trong những đặc trưng của ngành Dầu khí là mức độ rủi ro lớn vì các thăm dò địa chất có thể đáng tin cậy, nhưng để khoan và lấy được dầu lên còn rất nhiều công đoạn vô cùng phức tạp, luôn là một dấu hỏi lớn.

Trong việc làm cũng thế. Khi người lãnh đạo chọn nhân viên thì nhân viên nào cũng tự nhận mình là người tốt, có năng lực. Để biết rõ về nhân viên của mình, người lãnh đạo phải đưa ra vấn đề lựa chọn.

Tôi nhắc đến định luật này để soi chiếu vào ngành Dầu khí. Sự bất đối xứng thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí rất lớn. Ai biết được trữ lưỡng một mỏ dầu chuẩn bị khai thác là bao nhiêu? Dầu khí là một ngành kỹ thuật cao trên thế giới. Một trong những đặc trưng của ngành Dầu khí là mức độ rủi ro lớn vì các thăm dò địa chất có thể đáng tin cậy, nhưng để khoan và lấy được dầu lên còn rất nhiều công đoạn vô cùng phức tạp, luôn là một dấu hỏi lớn. Bên cạnh đó, còn có rủi ro khác như nguồn cung cạn kiệt, rủi ro về địa chất…

PV: Nghị quyết 41 về chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến 2025 và tầm nhìn 2035 của Bộ Chính trị ngày 23-7-2015 có rất nhiều định hướng thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí, nhưng đến nay, còn khá nhiều vướng mắc về cơ chế mà ngành Dầu khí đề xuất, kiến nghị vẫn chưa được xem xét đúng mức. Theo kinh nghiệm của ông, cần phải làm gì để tháo gỡ những vướng mắc đó?

dau khi bat doi xung thong tin

TS Lê Đăng Doanh: Ngành Dầu khí ngoài việc chủ động đề xuất, đừng nên “kêu” chung chung nữa mà nên chia nhỏ vấn đề ra để kiến nghị với từng cấp, ngành có thẩm quyền. Cần phải nói rõ, bên cạnh những đóng góp cho Nhà nước, cần để lại cho ngành bao nhiêu để bảo đảm cho phát triển bền vững. Trong bối cảnh chung hiện nay, ngân sách thiếu hụt ghê gớm. Thực chất bây giờ là đi vay để đầu tư. Ngành Dầu khí cần báo cáo và đưa ra những phương án giải quyết rất cụ thể.

Ngoài đề xuất, kiến nghị bằng văn bản, kinh nghiệm của cá nhân tôi cho thấy, lãnh đạo ngành Dầu khí cần phải tìm cách gặp trực tiếp các vị lãnh đạo cao cấp để trình bày. Cụ thể, phải gặp Thủ tướng để trình bày làm sao để Thủ tướng thấy được rằng việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế cho ngành Dầu khí đang hết sức cấp bách, cần phải xử lý ngay. Phải nêu rõ khó khăn như các quỹ đều cạn kiệt tiền, không thể đi tìm kiếm, thăm dò được nữa, không thể tái sản xuất giản đơn được nữa… Nếu khó khăn, vướng mắc không được giải quyết thì không thể tiếp tục phát triển, đó sẽ là thiệt thòi lớn cho nền kinh tế.

Dưới góc độ kinh tế học, nếu dự án sắp hoàn thành nhưng không tiếp tục rót tiền thì đó là một quyết định không hợp lý. Với một dự án lớn đã đầu tư số vốn hàng nghìn tỉ đồng, giờ chỉ còn 17% chưa hoàn thành mà không tiếp tục đầu tư thì sẽ thành... đống sắt vụn, càng gây tổn thất lớn.

Theo tôi, đó là con đường phải đi, phải tìm cách tiếp cận quyết liệt, gặp một lần không được thì hai, ba lần… để trực tiếp tìm phương án giải quyết, chứ không để những đề xuất, kiến nghị chìm vào im lặng. Mấu chốt là chia nhỏ để giải quyết từng vấn đề chứ không nên đợi giải pháp tháo gỡ chung cho tất cả những vướng mắc, nên đệ trình với lãnh đạo từng vấn đề một, vấn đề nào cấp bách xin được giải quyết trước, như thế khả thi hơn.

PV: Vấn đề vốn cho các dự án trọng điểm của ngành Dầu khí đang gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hiện đã hoàn thành 83% hạng mục công trình, cần huy động vốn để tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, do không còn bảo lãnh của Chính phủ, việc tiếp cận vốn vay càng khó hơn. Theo ông, làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được các nhà đầu tư tài chính?

TS Lê Đăng Doanh: Trường hợp này phải xin phép để doanh nghiệp được tự đi vay, khi nhà máy đi vào hoạt động, có sản xuất, có nguồn thu, sẽ trích quỹ để trả nợ chẳng hạn. Dưới góc độ kinh tế học, nếu dự án sắp hoàn thành nhưng không tiếp tục rót tiền thì đó là một quyết định không hợp lý. Với một dự án lớn đã đầu tư số vốn hàng nghìn tỉ đồng, giờ chỉ còn 17% chưa hoàn thành mà không tiếp tục đầu tư thì sẽ thành... đống sắt vụn, càng gây tổn thất lớn, số tiền đã đầu tư phải chịu lãi mẹ đẻ lãi con, thiệt đơn thiệt kép.

dau khi bat doi xung thong tin

Một giải pháp cần tính đến là phải mời một đơn vị tư vấn quốc tế làm trung gian để xem và đánh giá dự án. Chỉ cần chứng nhận dự án còn số tiền bao nhiêu nữa sẽ hoàn thành thì mới thuyết phục được nhà đầu tư. Còn nếu chỉ nói chung chung thì khó tạo được niềm tin, khó thuyết phục. Ví dụ với trường hợp Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, phải đánh giá được cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn thành nốt 17% các hạng mục... Cứ tưởng tượng đó là một chiếc bánh to. To quá thì khó nuốt nên phải chia thành nhiều phần nhỏ mới lôi kéo được nhiều nhà đầu tư.

Các dự án trọng điểm cần trông cậy vào những tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, nếu vay thương mại thì khó, cần tìm kiếm các kênh để tiếp cận được với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank)...

Tóm lại, trong tình hình hiện nay, chiếc bánh to cần phải được chia ra từng phần. Cùng một lúc mà giải quyết cả một gói lớn thì rất khó hấp dẫn được các nhà đầu tư.

PV: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang tích cực thực hiện tái cấu trúc và cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp thành viên. Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông có thể cho biết một số đánh giá và bài học kinh nghiệm về thực tế tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước?

TS Lê Đăng Doanh: Trước hết cần nhìn nhận một thực tế, trong thời gian qua có quá nhiều chuyện xảy ra với ngành Dầu khí. Tâm lý của mọi người không thể tránh khỏi những xáo trộn. Sự lo lắng, khó tập trung làm việc là điều dễ dàng nhận thấy. Tôi hiểu rằng, chỉ có một vài người làm sai, những cá nhân sai phạm trong PVN thời gian qua đều phải chịu hình phạt của pháp luật. Không thể “vơ đũa cả nắm” để gán tất cả trách nhiệm lên đầu những người còn lại như dư luận bấy lâu nay vẫn có cái nhìn chưa thực sự công bằng với PVN.

Trong tình hình này, PVN nên tìm xem có mô hình điển hình nào tốt, làm ăn khoa học, sáng tạo để tuyên truyền tạo những hình ảnh tốt cho Tập đoàn, đồng thời cũng khơi dậy được tinh thần phấn chấn, khát vọng vươn lên của những con người dầu khí.

dau khi bat doi xung thong tin
Người lao động dầu khí
Ngành Dầu khí phải nêu rõ khó khăn như các quỹ đều cạn kiệt tiền, không thể đi tìm kiếm, thăm dò được nữa, không thể tái sản xuất giản đơn được nữa… Mấu chốt là chia nhỏ để giải quyết từng vấn đề chứ không nên đợi giải pháp tháo gỡ chung cho tất cả những vướng mắc.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung còn chậm. Phải xác định nguyên nhân chậm do đâu? Chậm do doanh nghiệp hay do cổ đông? Nếu chậm do việc xử lý vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp thì rõ ràng đang có sự không minh bạch, không thống nhất. Nhiều giám đốc doanh nghiệp Nhà nước vẫn có tâm lý không muốn cổ phần hóa, không muốn thoái vốn, bởi vì liên quan đến lợi ích. Bây giờ phải thuyết phục được lãnh đạo doanh nghiệp và có chế tài, nếu không làm thì phải xử lý nghiêm. Trong bối cảnh này, nên chọn một điển hình tích cực về cổ phần hóa, tổ chức các hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm… Thông qua hình thức này có thể sẽ tác động đến người đứng đầu doanh nghiệp, lúc bấy giờ mới hy vọng có chuyển động, tháo gỡ được bế tắc.

Việc cổ phần hóa của PVN hiện nay gắn liền với vai trò và trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. PVN cần phải làm việc cụ thể với Ủy ban để đưa ra các kế hoạch, tăng cường tổ chức các hội thảo. Tôi lấy hình ảnh “con gà đẻ trứng thì phải cục tác”. Muốn cổ phần hóa thì phải lên tiếng thì người ta mới biết mình đang làm gì và đang cần gì. Trong quá trình cổ phần hóa cần tổ chức thêm các cuộc hội thảo, đóng góp ý kiến, giải pháp…, nếu ngành Dầu khí chưa có điển hình tốt có thể lấy điển hình từ nơi khác để làm gương.

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất là nếu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, chứng minh được giá trị doanh nghiệp, thì nhà đầu tư sẽ mua cổ phần ngay. Cần phải tiếp cận với các quỹ đầu tư quốc tế để chào mời, giới thiệu, tổ chức cuộc gặp mặt, chia sẻ thông tin thì mới hy vọng các quỹ đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp.

Muốn làm được như vậy cần có đội ngũ cán bộ tâm huyết, dấn thân và có năng lực thực sự để thúc đẩy và giải quyết những khó khăn, từng bước đưa ngành Dầu khí vững vàng đứng dậy và phát triển.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải tái khẳng định vị trí, vai trò của ngành Dầu khí

dau khi bat doi xung thong tin
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của PVN

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các địa phương và nhân dân cả nước luôn quan tâm sâu sắc đến ngành Dầu khí, đến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Chúng ta không được thành kiến với các sai phạm, không “dậu đổ bìm leo” khuyết điểm đã qua mà phải quyết chí, quyết tâm vượt qua thách thức, khó khăn, xứng đáng là đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới.

Sau những thăng trầm phải có một khát vọng về tương lai hùng cường trở lại với ngành Dầu khí Việt Nam, tái khẳng định vị trí, vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phải tiếp tục là tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu của đất nước trong thời kỳ mới, sánh vai với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Đó là yêu cầu của Nhà nước và nhân dân đối với Tập đoàn.

Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan phải bám sát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, phải hỗ trợ một cách trách nhiệm; kịp thời đề xuất, kiến nghị các vấn đề đặt ra với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phải coi đây là một trọng điểm để tháo gỡ tồn đọng, tạo mọi điều kiện cho lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoàn thành trách nhiệm nặng nề được Đảng và Nhà nước giao. Thủ tướng cam kết cùng xắn tay áo với các đồng chí tháo gỡ các vấn đề đặt ra của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

dau khi bat doi xung thong tin Bước chuyển mình của PVN - Nhận thức và con người
dau khi bat doi xung thong tin Xem xét cơ cấu lại thời gian trả nợ, lãi suất... từ phương án báo cáo của PVN
dau khi bat doi xung thong tin Năm 2018, PVN đã thực hiện tiết kiệm 3.136 tỉ đồng
dau khi bat doi xung thong tin PVN đã hoạt động rất tích cực, quyết tâm và có những hiệu quả bước đầu
dau khi bat doi xung thong tin Câu chuyện dầu khí ở Venezuela
dau khi bat doi xung thong tin Mong Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho PVN
dau khi bat doi xung thong tin Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của PVN

Tiến Dũng - Minh Loan

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc