Cuộc chiến giá dầu thúc đẩy nhanh hơn quá trình suy tàn của các đế chế dầu lửa Vùng Vịnh

19:00 | 30/03/2020

2,195 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đối với phần lớn thế giới, giàu có về dầu mỏ là một lời nguyền. Được thiên nhiên ưu đãi với trữ lượng hydrocarbon khổng lồ như Nigeria, Angola, Venezuela, Kazakhstan nhưng họ chưa được thừa hưởng sự giàu có này.    

Chỉ có khu vực Vịnh Ba Tư, dầu mỏ trở thành phước lành để xây dựng sự thịnh vượng, Những khám phá về dầu mỏ giữa thế kỷ XX đã biến một khu vực nghèo đói, vô chính phủ trở thành một trong những nơi giàu có nhất hành tinh. Qatar, Kuwait và UAE đều giàu có hơn Thụy Sỹ. Ngay cả Saudi Arabia, Bahrain, Oman cũng sánh vai với Nhật Bản hoặc Vương quốc Anh.

Sự thay đổi hoàn toàn diện mạo của các nước Vùng Vịnh dễ cho người ta lầm tưởng sự giàu có bắt nguồn từ một số quy luật vĩnh cửu của tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc chiến giá dầu ở thời điểm hiện tại đang thúc đẩy nhanh sự thịnh vượng của các nước Vùng Vịnh tiến vào giai đoạn suy tàn.

cuoc chien gia dau thuc day nhanh hon qua trinh suy tan cua cac de che dau lua vung vinh

Hiện tại, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Vùng Vịnh đang cạnh tranh với Nga để bơm hết công suất dầu thô ra thị trường, hòng chiếm thị phần của các nhà sản xuất có chi phí cao hơn. Trong khi Saudi Arabia tăng 2,5 triệu thùng/ngày thì các nước láng giềng cũng không kém cạnh. UAE bổ sung thêm khoảng 200.000 thùng/ngày trong khi Kuwait tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày. Sự khác biệt về nguồn cung không phải do địa chính trị. Đó là sự tính toán trên cơ sở giảm giá dầu. Với thu nhập ít USD hơn cho mỗi thùng dầu thô, các quốc gia Vùng Vịnh cần phải bơm nhiều dầu hơn nữa để duy trì doanh thu hiện tại.

Về nguyên tắc, các nước Vùng Vịnh có nhiều hỏa lực để chiến đấu trong cuộc chiến này. Chi phí để bơm một thùng dầu ở đây tốn kém chỉ bằng giá của một chai nước khoáng cao cấp. Ngay cả trong một kịch bản cực đoan khi giá dầu rơi xuống mức 10 USD/thùng và gần như toàn bộ ngành dầu khí toàn cầu phá sản, các nhà sản xuất Vùng Vịnh vẫn sẽ tràn ngập dầu. Vấn đề cốt lõi đối với họ là cân bằng ngân sách khi giá dầu sụt giảm sâu và hỗ trợ các đồng nội tệ vốn phụ thuộc vào đồng USD.

Các ngân hàng trung ương khu vực và các quỹ tài sản có chủ quyền đã tập hợp những khoản tiền lớn để chống khủng hoảng cũng như rủi ro dài hạn khi nhu cầu giảm. Tuy nhiên, nếu đối mặt với giá dầu thấp hơn nữa, những tổ chức tài chính này có thể tan rã nhanh chóng. Ví dụ: Từ năm 2014 - 2018, sau khi giá dầu giảm từ 100 USD, lấy tài sản chính ròng của Chính phủ Saudi Arabia – dự trữ ngân hàng trung ương + tài sản quỹ có chủ quyền – nợ chính phủ sẽ chỉ bằng 0,1% GDP (so với mức 50% năm 2014). Saudi Arabia có thể trở thành con nợ ròng trong tương lai gần ngay cả khi giá dầu tăng trở lại mức 80 USD/thùng.

Cũng trong khoảng thời gian 4 năm đó, tài sản chính ròng của 6 quốc gia Vùng Vịnh nắm giữ đã giảm 500 tỷ USD, xuống còn 2000 tỷ USD (theo đánh giá của IMF). Ngay cả khi giá dầu ở mức cao, nếu tính nhẩm có thể thấy, 2000 tỷ USD sẽ cạn kiệt vào năm 2034. Trong khi nếu giá dầu duy trì ở mức 20 USD/thùng, tài sản chính ròng có thể “bay hơi” nhanh hơn và các kho bạc sẽ cạn kiện sau năm 2027.

Theo IMF, nếu giá dầu giao động trong khoảng 50 - 55 USD/thùng, dự trữ quốc tế của Saudi Arabia sẽ giảm xuống mức 5 tháng nhập khẩu hàng hóa sau năm 2024. Đó sẽ là viễn cảnh báo động sâu sắc, đẩy vương quốc vào cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán trầm trọng.

Các nước Vùng Vịnh đã phê duyệt ngân sách một cách “khó hiểu” sau khi giá dầu giảm năm 2014. Thay vì cắt giảm các phúc lợi xa hoa, họ xóa bỏ trợ cấp và tăng thuế giá trị gia tăng. Nếu các quốc gia này gặp khó khăn hơn, sẽ có áp lực tăng thêm thuế và cắt giảm thêm các phúc lợi xã hội. Chi tiêu quốc phòng và an ninh tốn kém (chiếm 1/3 ngân sách) có thể phải cắt giảm. Thời đại mà các quỹ tài sản có chủ quyền của các nước Vùng Vịnh rút tiền chi mua tài sản ở mọi châu lục có thể sắp kết thúc. Họ thậm chí có thể phải biến mình thành người bán ròng (net seller). Các phân tích trên cho thấy, các chế độ quân chủ đã lướt qua một làn sóng giàu có đáng chú ý trong 50 năm qua hoặc lâu hơn, nhưng mọi làn sóng cuối cùng đều sụp đổ. Khoảnh khắc đó chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể thay đổi.

Viễn Đông