Cuộc chiến Bắc Cực: Nga – Mỹ muốn độc chiếm nguồn dầu mỏ và vị trí chiến lược

10:08 | 15/06/2020

333 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những năm gần đây, Bắc cực trở thành miếng mồi béo bở mà các cường quốc như Nga - Mỹ đều muốn giành lấy, nhằm độc chiếm vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên vô tận.

Nga – Mỹ cạnh tranh khốc liệt giành Bắc Cực

Hiện nay, Nga đang thực hiện kế hoạch tiếp cận Bắc cực một cách chắc chắn và thận trọng. Matxcơva quan tâm tới khu vực này, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược để kiểm soát tuyến đường Biển Bắc. Tổng thống Putin từng tuyên bố: “Đây là mạch giao thông quan trọng có ý nghĩa toàn cầu".

Sau năm 1991, vì lí do khủng hoảng hậu Xô Viết, Nga ít quan tâm đến khu vực này. Tuy nhiên, trong thập kỷ gần đây, Matxcơva chuyển hướng quay lại Bắc Cực. Nga không chỉ khẳng định sự hiện diện của mình, mà còn ngầm tuyên bố chủ quyền tại đây.

cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luoc
Căn cứ "Cỏ ba lá Phương Bắc" của Nga tại Bắc Cực. (Ảnh: RIA Novosti)

Nước Mỹ nhận thấy ý định đó và hoàn toàn không thích kế hoạch tiếp cận của Nga. Washington cũng “khoác lên mình chiếc áo Alaska” và nhanh chóng tiến về cực Bắc.

Quân đội Mỹ đã sử dụng các tàu ngầm hạt nhân để tiếp cận Bắc Cực. Tuy nhiên, kế hoạch này gặp nhiều trở ngại. Năm 2015, các phi công Nga bay trên vùng biển Bắc Cực, đã phát hiện tàu ngầm nguyên tử của Mỹ lớp Seawolf gặp nạn tại khu vực. Các phi công Nga đã hạ cánh gần đó và hỗ trợ thủy thủ Mỹ thoát khỏi lớp băng, vì con tàu không thể tự nổi lên trên bề mặt.

Năm 2018, tàu ngầm nguyên tử Hartford lớp Los Angeles đã mắc kẹt trong băng, khi tham gia cuộc tập trận “Ice Exercise-2018”. Theo kế hoạch, con tàu phải di chuyển bí mật để tránh kẻ thù chú ý, sau đó tấn công bằng tên lửa Tomahawk. Tuy nhiên, con tàu bị kẹt trong băng và không hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng tàu sân bay để chinh phục Bắc Cực. Vào tháng 10/2018, tàu sân bay Mỹ USS Harry S.Truman cùng với các tàu hộ tống của NATO tiến về Bắc Cực.

Con tàu đi dọc theo bờ biển Na Uy, nhưng không tới được biển Barents. Theo các báo cáo, USS Harry S. Truman không hợp với khí hậu phương Bắc, nên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các máy bay tiêm kích không thể cất cánh được từ boong tàu.

cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luoc
Thuỷ thủ tàu ngầm Hartford lớp Los Angeles của Mỹ phải phá băng để nổi lên ở Bắc Cực. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Theo các chuyên gia, những cuộc tập trận gần đây của NATO ở biển Barents đều thất bại. Nguyên nhân là do băng giá cản trở hoạt động các tàu chiến Mỹ và NATO. Đồng thời, Hải quân Mỹ chưa có tàu chiến thích hợp với khí hậu Vùng Cực.

Trong khi đó, Hải quân Nga được trang bị tàu chiến có thể hoạt động trong thời tiết lạnh, nên không gặp phải những vấn đề như trên. Do đó, trong cuộc cạnh tranh ở Bắc Cực, Nga đang có nhiều ưu thế hơn Mỹ và đồng minh NATO.

Cuộc chiến Bắc Cực còn tiếp diễn gay gắt

Theo ý kiến các chuyên gia, 13% dự trữ tài nguyên thế giới chưa khai thác đang tập trung ở Bắc Cực. Bắc Cực cũng là nơi tập trung các mỏ khí hydrocarbon tiềm năng, trong khi đó trữ lượng ở các vùng khác trên trái đất đang dần cạn kiệt.

Ở biển Barents, Pechora và Karra có hơn 200 mỏ dầu khí. Ngoài ra, Bắc cực còn có nhiều mỏ quặng đồng-niken, thiếc, kim cương, đá quý, vàng, vonfram, thuỷ ngân, kim loại màu.

Thêm vào đó, tuyến đường biển phía Bắc sẽ trở nên thuận tiện hơn khi vận chuyển hàng hoá vào châu Âu từ Trung Quốc, Indonesia, Australia. Vì vậy, cuộc chiến tranh giành lợi ích tại khu vực này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luoc
Tàu phá băng quân sự Ivan Papanin của Nga. (Ảnh: Gazeta.ru )

Hiện Nga rất chú ý đến khu vực Bắc Cực. Ngoài tàu phá băng dân sự, Nga còn phát triển các tàu phá băng quân sự được trang bị vũ khí, có khả năng thực hiện nhiệm vụ như tàu khu trục.

Theo các nguồn tin, con tàu đầu tiên loại này của Nga là “Ivan Papanin” thuộc dự án 23550, sẽ được đưa vào sử dụng năm 2021. Trên tàu dự kiến sẽ trang bị tên lửa hành trình Calibre và pháo hạm AK-176MA.

Ngoài ra, một số tàu phá băng khác có bệ phóng vũ khí và trang bị radar điều khiển hoả lực, giúp phối hợp tác chiến với các biên đội tàu và các đơn vị phòng thủ bờ biển.

Nga đang kiểm soát gần như toàn bộ không phận và không gian trên biển ở Bắc Cực. Do đó, để đảm bảo biên giới phía Bắc, Nga sử dụng hệ thống an ninh điều khiển tự động, cho phép các vệ tinh, các trạm thông tin trên biển và trên đất liền có thể nhận được toàn bộ dữ liệu ở khu vực này. Theo đó, mọi vật thể bay trên trời hay bơi dưới nước đều nằm trong tầm kiểm soát của Nga.

Cùng với các sân bay và hệ thống phòng không thuộc Hạm đội Phương Bắc, các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga cũng được bố trí ở các vùng xa xôi của Bắc Cực.

Các sân bay và các căn cứ quân sự được xây dựng ở 6 vùng: Alekxandra, làng Rogachevo ở Novaya Zemlya, đảo Sredny, mũi Otto Shidt, đảo Wrangel và đảo Koteny.

cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luoc
Nga bố trí nhiều căn cứ quân sự và cơ sở nghiên cứu ở Bắc Cực.

Gần đây nhất, Nga xây dựng căn cứ “Cỏ ba lá Phương Bắc” trên lớp băng vĩnh cửu. Đây nơi làm việc của 250 chuyên gia. Họ có thể tự cung tự cấp trong 18 tháng. Căn cứ này có trạm giám sát máy bay và được bảo vệ bởi tổ hợp phòng không "Pantsir-C1”.

Từ năm 2015, lữ đoàn bộ binh cơ giới của Nga được thành lập để phục vụ trong điều kiện khắc nghiệt. Lữ đoàn này được trang bị xe bọc thép, hệ thống tên lửa Tor-M2DT và Pantsir-SA.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga không có ý định rời khỏi Bắc cực. Vì tầm quan trọng của tuyến đường biển phía Bắc và nhu cầu bảo vệ lãnh thổ, Nga sẽ tiếp tục hiện diện quân sự tại đây.

Theo VTC News

cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luocBài toán cực khó của Ả Rập Saudi và Nga về giá dầu
cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luocThổ Nhĩ Kỳ muốn cùng Libya tìm dầu ở Địa Trung Hải
cuoc chien bac cuc nga my muon doc chiem nguon dau mo va vi tri chien luocTính cách kỳ quái làm nên thành công của ông vua dầu mỏ Mỹ