Bài toán cực khó của Ả Rập Saudi và Nga về giá dầu
![]() |
Thái tử Ả Rập Saudi và Tổng thống Nga |
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác gồm Nga (gọi chung là OPEC+) vào thứ Bảy tuần trước đã đồng ý sẽ phối hợp gia hạn thêm một tháng việc giảm sản lượng, theo đó kéo dài thỏa thuận mà họ đã đạt được trước đó. Thỏa thuận này làm giá dầu tăng gấp đôi trong 2 tháng qua bằng cách rút gần 10% nguồn cung toàn cầu khỏi thị trường.
Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất và Kuwait sau đó còn tự nguyện đồng ý giảm sản xuất thêm 1,18 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng Sáu.
Thái tử Abdulaziz bin Salman nói rằng những cắt giảm này sẽ không được gia hạn vào tháng Bảy và Ả Rập Saudi sẽ tăng nguồn cung để đáp ứng hạn ngạch OPEC, việc dỡ bỏ một phần các biện pháp phong tỏa trên toàn thế giới vì dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu dầu thô quay trở lại.
"Mức giảm thêm đã đạt được mục tiêu. Phần lớn sự gia tăng trong sản xuất vào tháng Bảy sẽ dành cho tiêu dùng trong nước", Thái tử Abdulaziz bin Salman nói tại một cuộc họp báo trực tuyến của OPEC+.
Ông nói rằng Ả Rập Saudi tăng giá dầu thô có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy sự trở lại của nhu cầu toàn cầu dầu.
Mỗi thùng dầu Brent đã quay đầu giảm từ 43,41 đô la xuống còn 41,3 đô la ngay sau khi tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi và Nga đang vừa phải đẩy giá dầu tăng để hỗ trợ nền kinh tế lại vừa phải cố gắng kìm chế không cho giá dầu tăng quá cao để ngăn chặn việc các nhà sản xuất Mỹ nối lại sản xuất.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025