Cú hích cho hàng Việt

06:36 | 06/07/2014

939 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hai tháng qua, sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã gây xáo trộn nhất định cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là việc tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm.

Năng lượng Mới số 336

Hai loại hàng hóa như dưa hấu của phía nam và vải thiều của phía bắc vốn nhiều năm nay được xuất khẩu sang Trung Quốc bỗng bị ùn tắc ở cửa khẩu vì thị trường truyền thống hạn chế nhập khẩu. Nông dân hoang mang, các nhà quản lý lúng túng tìm giải pháp. Nhưng cũng từ thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người nông dân đã ngộ ra một điều quan trọng là không nên phụ thuộc quá nhiều vào những thị trường truyền thống như Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, sự kiện Biển Đông chính là cú hích, đặc biệt với phong trào người Việt dùng hàng Việt. Người phát ngôn Chính phủ - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng thông tin cho báo chí trong buổi họp báo chiều ngày 30/6 là: các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc báo cáo không hề có chuyện một số cửa khẩu bị đóng mà thực tế chỉ là phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát. Đại diện Chính phủ cho rằng, đây là cơ hội để chúng ta tập trung hàng hóa vào cửa khẩu chính ngạch thay vì đi đường tiểu ngạch.

Các tiểu thương ở nước ta lâu nay vốn quen lối làm ăn tự do, mạnh ai nấy làm nên tìm đường xuất khẩu hàng hóa qua cửa tiểu ngạch. Đó là kiểu cạnh tranh buôn bán không minh bạch; kèm theo đó là những mánh lới trốn thuế, phá giá, gây nhiễu loạn thị trường. Khi có những biến động từ cả hai phía biên giới về xuất nhập khẩu thì bộc lộ ngay những hậu quả của sự cạnh tranh tùy tiện ấy. Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng chỉ rõ: Có một số tỉnh nêu khó khăn trong giao thương là do có sự tăng cường kiểm soát hoạt động qua đường tiểu ngạch của Trung Quốc, còn lại các hoạt động đều diễn ra bình thường. Việc này có lợi cho nền sản xuất, hoạt động thương mại chính ngạch của Việt Nam. Đó cũng là sự cảnh báo cho hoạt động giao thương tiểu ngạch.

Người dân chở vải đi bán tại khu vực chợ Kép (QL31)

Tình huống xấu đặt ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là sự hạn chế giao thương giữa biên giới 2 nước Việt - Trung, tình huống khác là đóng cửa biên giới và cao nhất có thể là chấm dứt quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Như vậy tình huống nào cũng gây khó khăn nhất định cho Việt Nam nhưng không phải quá khó đến mức Việt Nam không thể vượt qua được. Mức độ ảnh hưởng được xác định là không quá lớn. Thực ra các “kịch bản” này đã được đề ra từ lâu. Với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, các cấp lãnh đạo Nhà nước đã nêu yêu cầu làm sao để nền kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường nào.

Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường luôn luôn là bài toán đặt ra cho nguồn sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, theo ông Đỗ Thắng Hải, “không phải đến khi Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa của ta thì việc đa dạng hóa thị trường mới được tính đến. Bộ Công Thương đã tích cực đàm phán cùng lúc 8 hiệp định thương mại từ trước đó. Các cuộc xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường phi truyền thống như Đông Âu, Trung Đông, châu Phi được triển khai bên cạnh thị trường truyền thống như Mỹ, EU...”. Đó là tín hiệu vui đối với hàng chục triệu nông dân.

Nhưng cũng nhân sự kiện này, cần phải nhắc lại một điều chưa bao giờ cũ. Đó là việc hoạch định vùng sản xuất hàng nông sản. Người nông dân lâu nay vốn quen nếp canh tác tự sản tự tiêu, thiếu định hướng chiến lược. Nguyên nhân có phần thiếu sâu sát của của cán bộ khuyến nông và đặc biệt là thiếu sự liên kết “4 nhà”. Mỗi khi thấy mặt hàng gì được giá thì nông dân đổ xô vào sản xuất. Đang thâm canh hoặc chuyên canh loại cây này sẵn sàng nhổ bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác. Nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm có hạn, vụ đầu có thể thu lãi lớn nhưng từ vụ sau, sản lượng quá lớn nên không biết bán cho ai. Thế là lỗ lớn, người nông dân thua thiệt nặng, nợ nần chồng chất.

Tôi còn nhớ cách đây 15 năm, khi thị trường xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc vừa mở ra, nông dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đua nhau phá bỏ vườn chuyên, vườn tạp để trồng vải. Mặc dù sau đó 1 năm, chính các thương lái và cán bộ khuyến nông đã cảnh báo nông dân ngừng ngay việc mở rộng diện tích trồng vải nhưng không ai nghe. Họ không cần biết một thông tin quan trọng: Sản lượng xuất khẩu mỗi vụ chỉ được khoảng 1 nghìn tấn, trong khi sản lượng vải thu hoạch của các địa phương lên đến 3 nghìn tấn/vụ. Cái sự tự phát và tự chủ thái quá của bà con nông dân đã dẫn tới cảnh được mùa rớt giá và thua lỗ thảm hại. Không ít hộ nông dân vay vốn ngân hàng đã rơi vào thảm cảnh phá sản, nợ nần.

Không chỉ vải thiều ở phía bắc mà dưa hấu, thanh long ở phía nam cũng nhiều phen khốn đốn, dở khóc dở cười như vậy. Nguyên nhân sâu xa của nó vẫn là cung cách làm ăn thiếu quy hoạch và kế hoạch, sản xuất theo phong trào. Tất nhiên, có lợi thì làm, tâm lý của người sản xuất là thế. Song cũng không đổ hết lỗi cho người nông dân mà còn lỗi ở những nhà quản lý, các chuyên gia và lãnh đạo địa phương.

Đã không ít địa phương quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh. Nhưng vấn đề là các nhà quản lý và các chuyên gia thường mắc lỗi “đem con bỏ chợ”. Phát động bà con vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất, hứa hẹn mở nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng dự án xây dựng nhà máy không được phê duyệt hoặc nhà máy công suất thấp, không thể thu mua hết sản phẩm cho bà con. Thế là hậu quả bà con gánh chịu, còn cán bộ thì vô can.

Cái điệp khúc tìm đầu ra cho nông dân vốn được nhắc đến thường xuyên từ vài chục năm nay. Nhưng tiến độ của sự tìm kiếm vẫn còn quá chậm. Rồi việc liên kết “4 nhà” cũng được đề ra nhưng chẳng khác nào cảnh “đánh trống bỏ dùi”. Cả nước đã chứng kiến bao cảnh đau lòng của người nông dân mỗi khi được mùa rớt giá hoặc rơi vào cảnh bần cùng hóa, nợ nần quá nhiều, có người tìm cách quyên sinh!

Như Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên và Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận xét, cơn “khủng hoảng thừa” hàng hóa nông sản vừa diễn ra sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan đã là cú hích, là cơ hội cho Việt Nam loại bỏ sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường truyền thống, biết tự chủ và ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Về thực trạng tiêu thụ quả vải Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, nhờ đẩy mạnh đưa vải thiều vào miền Nam, nông dân đã tiêu thụ được 60-70% lượng vải thiều mà các năm trước phải phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Ông Hải nói rất hình ảnh: “Nhiều người miền Nam chưa biết đến vải thiều. Nếu 90 triệu dân, mỗi người ăn vài lạng vải sẽ giúp nông dân tiêu thụ được vải thiều”. Như vậy, đâu cứ phải “hướng ngoại” thì nông dân mới có thị trường!

Mong rằng, tận dụng thời cơ này mà các nhà quản lý và cả người nông dân thay đổi căn bản cách nghĩ, cách làm để thoát khỏi sự phụ thuộc và thụ động trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng từ “cú hích” này, các cấp lãnh đạo, quản lý cần gắn bó chặt chẽ hơn nữa với người nông dân, kịp thời tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn để người nông dân bớt khó, bớt khổ.

Bùi Đức

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,700 120,700
AVPL/SJC HCM 118,700 120,700
AVPL/SJC ĐN 118,700 120,700
Nguyên liệu 9999 - HN 10,940 11,240
Nguyên liệu 999 - HN 10,930 11,230
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.500 117.000
TPHCM - SJC 118.700 120.700
Hà Nội - PNJ 114.500 117.000
Hà Nội - SJC 118.700 120.700
Đà Nẵng - PNJ 114.500 117.000
Đà Nẵng - SJC 118.700 120.700
Miền Tây - PNJ 114.500 117.000
Miền Tây - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.900 116.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.780 116.280
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.070 115.570
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.840 115.340
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.950 87.450
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.740 68.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.070 48.570
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.220 106.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.650 71.150
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.310 75.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.800 79.300
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.300 43.800
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.060 38.560
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,230 11,680
Trang sức 99.9 11,220 11,670
NL 99.99 10,870
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,870
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,440 11,740
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,440 11,740
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,440 11,740
Miếng SJC Thái Bình 11,870 12,070
Miếng SJC Nghệ An 11,870 12,070
Miếng SJC Hà Nội 11,870 12,070
Cập nhật: 02/07/2025 08:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16616 16885 17461
CAD 18586 18863 19480
CHF 32307 32690 33340
CNY 0 3570 3690
EUR 30120 30393 31427
GBP 35005 35399 36339
HKD 0 3197 3400
JPY 175 179 185
KRW 0 18 20
NZD 0 15581 16166
SGD 19975 20257 20781
THB 720 783 837
USD (1,2) 25863 0 0
USD (5,10,20) 25903 0 0
USD (50,100) 25931 25965 26310
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,950 25,950 26,300
USD(1-2-5) 24,912 - -
USD(10-20) 24,912 - -
GBP 35,489 35,585 36,477
HKD 3,270 3,280 3,378
CHF 32,661 32,762 33,570
JPY 178.77 179.09 186.56
THB 768.27 777.76 831.26
AUD 16,928 16,989 17,456
CAD 18,848 18,908 19,453
SGD 20,142 20,205 20,877
SEK - 2,711 2,804
LAK - 0.92 1.28
DKK - 4,066 4,204
NOK - 2,550 2,638
CNY - 3,598 3,695
RUB - - -
NZD 15,605 15,750 16,203
KRW 17.76 18.52 19.98
EUR 30,419 30,444 31,670
TWD 808.36 - 977.58
MYR 5,805.14 - 6,547.3
SAR - 6,850.75 7,207.56
KWD - 83,285 88,660
XAU - - -
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,950 25,960 26,300
EUR 30,205 30,326 31,455
GBP 35,265 35,407 36,404
HKD 3,264 3,277 3,382
CHF 32,381 32,511 33,456
JPY 177.47 178.18 185.60
AUD 16,831 16,899 17,436
SGD 20,182 20,263 20,818
THB 783 786 821
CAD 18,860 18,936 19,468
NZD 15,653 16,163
KRW 18.49 20.33
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25950 25950 26310
AUD 16835 16935 17505
CAD 18800 18900 19456
CHF 32632 32662 33553
CNY 0 3610.7 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30491 30591 31368
GBP 35414 35464 36577
HKD 0 3330 0
JPY 178.45 179.45 185.97
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15741 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20142 20272 21004
THB 0 749.6 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12050000
XBJ 10200000 10200000 12050000
Cập nhật: 02/07/2025 08:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,958 26,008 26,260
USD20 25,958 26,008 26,260
USD1 25,958 26,008 26,260
AUD 16,903 17,053 18,117
EUR 30,494 30,644 31,811
CAD 18,813 18,913 20,222
SGD 20,254 20,404 20,890
JPY 179.66 181.16 185.78
GBP 35,555 35,705 36,600
XAU 11,868,000 0 12,072,000
CNY 0 3,498 0
THB 0 785 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 02/07/2025 08:45