Chuyển tải 21 đoàn tàu do sập cầu Ghềnh
![]() |
![]() |
![]() |
Cụ thể, phương án tổ chức chạy tàu điều chỉnh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu hiện hành, tránh gây ảnh hưởng đến hành khách. Việc thay đổi lịch trình chạy tàu chủ yếu thực hiện đối với khu đoạn từ Nha Trang trở vào Sài Gòn.
Đối với hành khách tiếp tục có nhu cầu đi bằng đường sắt, trong thời gian khắc phục sự cố không phải chỉ trả chi phí chuyển tải, các hoạt động bán vé và vận chuyển hành khách của Tổng Công ty vẫn diễn ra bình thường.
Tổng Công ty Đường sắt vẫn duy trì tổ chức chạy 2 đôi tàu Hà Nội-Nha Trang; 5 đôi tàu khách Hà Nội-Sài Gòn và ngược lại, có chuyển tải hành khách giữa Ga Sóng Thần và Ga Biên Hòa; duy trì chạy 3 đôi tàu khách địa phương (Vinh-Sài Gòn, Quy Nhơn-Sài Gòn, Nha Trang-Sài Gòn).
Việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu phải đảm bảo đủ thời gian tác nghiệp kỹ thuật, chuẩn bị đầu máy toa xe để đảm bảo an toàn chạy tàu đồng, thời hạn chế đến mức thấp nhất phiền hà cho hành khách. Đặc biệt, hành khách có nhu cầu đổi trả vé liên quan đến việc chuyển tải khách, thay đổi lịch trình sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả.
![]() |
Hiện trường cầu Ghềnh bị sập. |
Cũng theo Tổng Công ty Đường sắt, vụ sập cầu tuy không gây thiệt hại về người và phương tiện nhưng đã khiến giao thông vận tải (đoạn qua cầu Ghềnh) bị tệ liệt hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc tổ chức chạy tàu của 13 đôi tàu khách và 7 đôi tàu hàng trên tuyến.
Tính đến sáng nay 21/3, ngành đường sắt đã thực hiện chuyển tải 21 đoàn tàu với tổng số 5.207 hành khách đoạn qua Biên Hòa an toàn.
“Mặc dù phải kéo dài thời gian đi tàu do thực hiện việc chuyển tải nhưng hầu hết hành khách đều tỏ ra thông cảm với sự cố không mong muốn của ngành. Trong thời gian khắc phục sự cố, ngành đường sắt sẽ phải thực hiện việc chuyển tải đoạn từ Sài Gòn-Biên Hòa và ngược lại nhưng hành khách vẫn lựa chọn đi lại bằng tàu hỏa vì sự an toàn và thái độ phục vụ tích cực của nhân viên khi xảy ra sự cố,” lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt khẳng định.
Về vận tải hàng hóa, Tổng công ty Đường sắt tiếp tục tổ chức vận chuyển hành hóa từ các ga phía Bắc vào đến ga Bình Thuận và ngược lại. Hàng hóa tại khu vực phía Nam được tổ chức xếp dỡ tại các ga Long Khánh, Trảng Bom, Hố Nai.
Trước đó, vào hồi 11h35 ngày 20/3, tàu kéo xà lan lưu thông theo hướng từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đã đâm vào trụ cầu Ghềnh (tại Km 1699+860, thuộc khu gian đường sắt Biên Hòa - Dĩ An). Cú va chạm làm gãy trụ cầu và làm sập nhịp 2 và 3 của cầu.
Tai nạn xảy ra làm nhịp 3 bị rơi và nhịp 2 đầu Nam rơi xuống sông. Đầu cầu Bắc rơi gác lên trụ số 1. Xà lan gây ra sự cố bị lật úp trên sông. Cơ quan chức năng xác định nguyên nhân do xà lan vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua cầu Ghềnh.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đến hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ. Lực lượng tìm kiếm địa phương nhanh chóng có mặt tại hiện trường phục vụ công tác cứu nạn.
Thiên Minh
-
Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu Bắc - Nam dịp Tết Ất Tỵ 2025
-
Ngành đường sắt tăng cường các đoàn tàu khách dịp Tết Ất Tỵ 2025
-
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư
-
Đường sắt sắp mở bán vé tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025
-
[Video] PV GAS vận chuyển thành công chuyến LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc bằng đường sắt
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025