Chuyên gia ước tính thời điểm có đủ vắc xin Covid-19 để "phủ sóng" toàn cầu

17:28 | 08/09/2021

3,941 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chuyên gia nhận định, trong vài tháng tới, thế giới sẽ có đủ vắc xin Covid-19 để tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành.
Chuyên gia ước tính thời điểm có đủ vắc xin Covid-19 để phủ sóng toàn cầu - 1
Một phụ nữ được tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan tháng 4/2021(Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã).

Người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất và Hiệp hội Dược phẩm quốc tế (IFPMA) Thomas Cueni ngày 7/9 trích dẫn một mô hình dự đoán của công ty Airfinity cho biết, vào tháng 1/2022, số lượng vắc xin Covid-19 sản xuất ra sẽ đủ cho toàn bộ dân số trưởng thành trên toàn cầu cần được tiêm chủng.

Cũng theo mô hình ước tính trên, nếu như các hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ, vào cuối năm 2021, thế giới sẽ có 12 tỷ liều vắc xin Covid-19 và tới tháng 6/2022 là 24 tỷ liều vắc xin. Con số 24 tỷ liều đồng nghĩa với việc khi đó nguồn cung vắc xin trên thế giới sẽ vượt nhu cầu toàn cầu, theo ông Cueni. Chuyên gia này cho biết, các nhà sản xuất vắc xin hiện đang điều chế ra 1,5 tỷ liều mỗi tháng.

Ông Ceuni nhấn mạnh rằng, thông tin trên "sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi với vấn đề công bằng vắc xin. Chúng ta không thể vô cảm với thực tế là cho đến nay, chỉ có khoảng 6% dân số trưởng thành của châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, trong khi ở nhiều nước phương Tây, con số này đang ở mức trên 70%".

Ông cho biết, ngay cả dựa trên những mô hình dự báo chặt chẽ nhất, các nước G7 có thể sẽ có dư 1,2 tỷ liều vắc xin trong năm nay, kể cả khi họ tiêm chủng hết cho nhóm dân số trên 12 tuổi và tiêm liều bổ sung cho nhóm dân số nguy cơ cao.

"Giờ đây, nếu 1,2 tỷ liều đó được chia sẻ trước cuối năm nay, nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt cho việc phân phối vắc xin và mở ra con đường hướng tới sự công bằng vắc xin toàn cầu", ông Ceuni nói.

Trong khi đó, Paul Stoffels, giám đốc khoa học của hãng Johnson & Johnson, cho rằng, điều quan trọng là có một cơ chế được thiết lập để đảm bảo rằng liều lượng dư thừa có thể được cung cấp nhanh chóng cho các nước đang phát triển.

Hiện nay, thông qua sáng kiến chia sẻ vắc xin COVAX, các nước giàu hơn có thể hỗ trợ vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Trong khi đó, Albert Bourla, chủ tịch và giám đốc điều hành hãng dược Pfizer, cho biết vào năm sau, sẽ có đủ vắc xin cho bất cứ ai muốn tiêm chủng, nhưng vấn đề chủ chốt có thể là tâm lý bài vắc xin. Ông Bourla cảnh báo, tại một số nước, ví dụ như ở châu Phi, tỷ lệ dân số có tâm lý e ngại khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 có xu hướng cao hơn các nước phương Tây.

Theo Dân trí

Việt Nam, Pháp hợp tác thử nghiệm sản xuất thuốc điều trị COVID-19Việt Nam, Pháp hợp tác thử nghiệm sản xuất thuốc điều trị COVID-19
Người Mỹ sẽ viết lại nền kinh tế? (Bài 2)Người Mỹ sẽ viết lại nền kinh tế? (Bài 2)
Chuyên gia hiến kế xây dựng lộ trình Chuyên gia hiến kế xây dựng lộ trình "nới lỏng giãn cách" tại Hà Nội
"Chìa khóa" của các nước khi sống chung với Covid-19
Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 8/9Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 8/9
Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản do dịch bệnhTháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản do dịch bệnh
WHO: Không thể xóa sổ Covid-19WHO: Không thể xóa sổ Covid-19
Thủ tướng chỉ đạo 10 tỉnh thành chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19Thủ tướng chỉ đạo 10 tỉnh thành chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19
TPHCM: Thiếu vắc xin Moderna tiêm mũi 2, có thể thay thế vắc xin PfizerTPHCM: Thiếu vắc xin Moderna tiêm mũi 2, có thể thay thế vắc xin Pfizer

dantri.com.vn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc