"Vũ khí" đặc biệt trong cơ thể người có thể chống lại Omicron
![]() |
Tại một số "điểm nóng", Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh chóng (Ảnh: Reuters). |
Bloomberg đưa tin, hai nghiên cứu riêng rẽ của Đại học Eramus ở Hà Lan và Đại học Cape Town ở Nam phi đều đưa ra nhận định rằng, hệ miễn dịch của con người dường như có "vũ khí" đặc biệt có thể ngăn biến chủng Omicron gây ra triệu chứng nặng, ngay cả khi kháng thể từ vaccine suy yếu.
Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy tế bào T - "vũ khí" của cơ thể người chuyên tiêu diệt các tế bào nhiễm virus - sau khi được nâng cấp thông qua tiêm vaccine có thể chống lại được Omicron.
Điều này có thể lý giải nguyên nhân vì sao Omicron tuy lây lan mạnh mẽ nhưng không làm tăng vọt tỷ lệ tử vong ở những "điểm nóng" như Nam Phi, Mỹ hay Anh.
Nghiên cứu của đại học Hà Lan xem xét 60 nhân viên y tế khỏe mạnh đã được tiêm vaccine và phát hiện ra rằng, trong khi phản ứng kháng thể của họ với Omicron thấp hơn hoặc không tồn tại nếu so với Beta và Delta, phản ứng của tế bào T "có khả năng ngăn ngừa hoặc hạn chế triệu chứng nặng của Covid-19".
Trong khi đó, nghiên cứu từ đại học ở Nam Phi xem xét các bệnh nhân đã khỏi Covid-19 hoặc tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Johnson & Johnson. Kết quả cho thấy, 70-80% phản ứng của tế bào T chống lại được Omicron.
Dữ liệu vài tuần qua cho thấy, Omicron có thể làm ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ của vaccine, khiến chính phủ các nước tăng tốc tiêm mũi tăng cường để nâng cao lượng kháng thể chống lại biến chủng.
Tuy nhiên, hệ thống bảo vệ miễn dịch có nhiều lớp. Wendy Burgens, một trong những tác giả nghiên cứu của Đại học Cape Town, cho biết trong khi các kháng thể ngăn chặn sự lây nhiễm, các tế bào T sẽ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, ngăn không cho virus lây lan và gây ra bệnh nặng hơn.
"Chúng (tế bào T) không thể ngăn được việc bạn bị lây mầm bệnh, nhưng chúng có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng", bà nói.
Tế bào T là tế bào bạch cầu có thể ghi nhớ các bệnh trong quá khứ, và có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và kích hoạt các kháng thể để bảo vệ cơ thể. Ví dụ, thế giới ghi nhận trường hợp có nhiều người từng bị nhiễm một loại virus corona khác là SARS vào năm 2003, và tới nay vẫn có tế bào T có thể phản ứng với mầm bệnh dù đã 18 năm trôi qua.
Theo Dân trí
-
Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030
-
Thế giới đứng trước làn sóng dịch Covid-19 mới
-
Phát hiện mới về mức độ nghiêm trọng của Omicron
-
Trong quý II/2022, hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Chuyên gia cảnh báo kịch bản lo ngại của chủng lai giữa Delta và Omicron
-
Trung Quốc phong tỏa 37 triệu dân để đối phó làn sóng Covid-19 mạnh nhất
-
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Nai
-
Tử vi tháng 10/2023: Tuổi Tỵ gặt hái thành công, tuổi Tuất cơ hội ngược dòng
-
Tử vi ngày 1/10/2023: Tuổi Thìn thể hiện năng lực, tuổi Thân nhận được tin vui
-
Táo để 3 tháng vẫn tươi: Hoa quả nhập khẩu có hạn sử dụng không?
-
Tử vi ngày 1/10/2023 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tâm trạng không tốt, Ma Kết may mắn

Có gì trong tháp đồng hồ đạt độ chính xác từng giây suốt hơn 150 năm?
- Tử vi tháng 10/2023: Tuổi Tỵ gặt hái thành công, tuổi Tuất cơ hội ngược dòng
- Tử vi ngày 1/10/2023: Tuổi Thìn thể hiện năng lực, tuổi Thân nhận được tin vui
- Tử vi ngày 1/10/2023 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tâm trạng không tốt, Ma Kết may mắn
- Tử vi tháng 10/2023 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải tình cảm thăng hoa, Nhân Mã ham học hỏi
- Tử vi ngày 30/9/2023: Tuổi Tý lộc tự đến nhà, tuổi Ngọ một nhịn chín lành
- Tử vi ngày 30/9/2023 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cố chấp, Bọ Cạp nghiêm túc
- Tử vi ngày 29/9/2023: Tuổi Sửu vị trí vững chắc, tuổi Mùi tạo bước đột phá
- Tử vi ngày 29/9/2023 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương tự tin, Sư Tử bất an