Chuyển đổi năng lượng ở châu Á: Ấn Độ và những nỗ lực được đền đáp

06:00 | 22/09/2022

647 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau nhiều nỗ lực của Ấn Độ, năng lượng sạch liên tục vượt qua than trong việc bổ sung công suất mới kể từ năm 2017. Đến ngày 30/6, công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt, không bao gồm thủy điện lớn, đã đạt 114,07 GW.
Chuyển đổi năng lượng ở châu Á: Ấn Độ và những nỗ lực được đền đáp
. Ảnh: ETEnergyworld

Về chuyển đổi năng lượng, Ấn Độ đã có nhiều biện pháp chính sách mà nếu được thực hiện đầy đủ có thể đẩy nhanh việc chuyển đổi sang các công nghệ sạch hơn và hiệu quả hơn. Năm 2010, quốc gia này đã xóa bỏ trợ cấp cho xăng và dầu diesel và vào năm 2019, chính sách trợ cấp cho xe điện được áp dụng, cũng với đó là một loạt chương trình hiệu quả năng lượng mạnh mẽ khác.

Nhờ đó, Ấn Độ đã thành công trong việc giảm sử dụng năng lượng và khí thải từ các tòa nhà, giao thông và các ngành công nghiệp lớn. Những nỗ lực của chính phủ nhằm cung cấp cho hàng triệu hộ gia đình khí đốt để đun nấu và sưởi ấm cũng đang tạo điều kiện cho việc chuyển đổi ổn định khỏi việc sử dụng sinh khối truyền thống như đốt củi. Quốc gia này cũng đang đặt nền móng để mở rộng quy mô các công nghệ mới nổi quan trọng như hydro, lưu trữ pin, thép carbon thấp, xi măng và phân bón.

Vào tháng 11/2021, Ấn Độ cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2070. Mặc dù có khoảng cách 20 năm giữa mốc thời gian của chính phủ và sự đồng thuận của giới khoa học về sự cần thiết phải đạt được phát thải ròng bằng không vào năm 2050 trên toàn cầu, nhưng Ấn Độ vẫn đang dày công phát triển nền kinh tế và đưa 360 triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Quốc gia này có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó năng lượng là vấn đề chính. Các cộng đồng nông thôn vẫn phải đối mặt với tình trạng mất điện liên tục và kéo dài, gây trở ngại cho các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Không giống như Trung Quốc, nơi tăng trưởng nhu cầu năng lượng dự kiến ​​sẽ ở mức dưới 20% trong 2 thập niên tới, Ấn Độ đang trên một quỹ đạo đi lên mạnh mẽ: Tiêu thụ năng lượng dự kiến ​​sẽ tăng gần 70% từ nay đến năm 2040. Do đó, việc triển khai năng lượng sạch sẽ rất quan trọng để kiểm soát khí thải ở Ấn Độ - nước tiêu thụ điện lớn thứ ba thế giới.

Chuyển đổi năng lượng ở châu Á: Ấn Độ và những nỗ lực được đền đáp
Công suất năng lượng mặt trời của Ấn Độ đã tăng từ 2,6 GW lên hơn 46 GW trong 7,5 năm qua. Ảnh: Mint

Các mục tiêu tích cực về năng lượng tái tạo của Ấn Độ gần đây đã tăng lên 50% tổng năng lượng, đạt công suất 500 GW vào năm 2030. Điều này đã mang lại lợi ích cho việc triển khai, cũng như các chính sách ổn định của chính phủ như ưu tiên và cho phép thị trường ưu tiên kế hoạch năng lượng sạch hơn so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch bất kể giá cả và miễn phí truyền tải, mang lại cho năng lượng tái tạo nguồn tài chính vượt trội so với các nguồn năng lượng truyền thống.

Những nỗ lực này đã được đền đáp, năng lượng sạch đã liên tục vượt qua than trong việc bổ sung công suất mới kể từ năm 2017. Theo Bộ Năng lượng mới và tái tạo Ấn Độ, công suất năng lượng mặt trời của quốc gia Nam Á này đã tăng từ 2,6 GW lên hơn 46 GW trong 7,5 năm qua. Quốc gia này đặt mục tiêu không chỉ đạt công suất năng lượng tái tạo là 175 GW vào năm 2022 mà còn lắp đặt 50% công suất không hóa thạch vào năm 2030. Đến ngày 30/6, công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt, không bao gồm thủy điện lớn, ở mức 114,07 GW. Nước này cũng đang mở rộng lĩnh vực năng lượng gió và gần đây đã đưa ra chính sách hydro xanh, cũng như tiếp tục phát triển tiềm năng pin tái tạo của mình.

Ấn Độ cũng tự hào có nguồn năng lượng mặt trời rẻ nhất thế giới và gió trên đất liền rẻ thứ hai - hiện là nguồn sản xuất điện số lượng lớn rẻ nhất của quốc gia. Với tính chất thay đổi từ việc tạo ra từ những nguồn tài nguyên này, Ấn Độ đầu tư vào công nghệ lưu trữ như pin là chìa khóa để đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng mọi lúc. Đáng nói là sự kết hợp giữa pin lưu trữ năng lượng gió và năng lượng mặt trời dự kiến ​​sẽ tiêu tốn chi phí thấp hơn so với than trong thập niên tới, củng cố thêm tình hình phát triển năng lượng sạch giá cả phải chăng ở Ấn Độ.

Chuyển đổi năng lượng ở châu Á: Ấn Độ và những nỗ lực được đền đáp
Đầu tư nước ngoài lớn có thể giúp Ấn Độ chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, cũng như xuất khẩu năng lượng sạch của mình sang các nước khác trên toàn thế giới. Ảnh: Mint

Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc, bất chấp sự tiến bộ về năng lượng tái tạo, than đá trong khi đang suy giảm vẫn là nguồn năng lượng chiếm ưu thế, với 55% công suất lắp đặt. Theo Bộ Điện lực, vào cuối tháng 6, thị phần của nhiên liệu hóa thạch trong tổng công suất phát điện lắp đặt của Ấn Độ ở mức 58,5%.

Một quá trình chuyển đổi năng lượng sạch thành công sẽ đòi hỏi khoản đầu tư 633 tỷ USD trong thập niên này không chỉ vào năng lượng tái tạo mà còn trong các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm lưu trữ năng lượng, cơ sở hạ tầng lưới điện và các biện pháp theo nhu cầu như hiệu quả năng lượng. Đây là những bước cần thiết nếu Ấn Độ muốn giữ các mục tiêu lâu dài về khí hậu mặc dù nước này không hành động một mình. Nếu đất nước đang đứng trước thách thức, các nhà đầu tư cũng như các quốc gia có thu nhập cao phải đẩy mạnh các cam kết tài trợ cho các nỗ lực của Ấn Độ.

Tuy vậy, tương lai năng lượng tái tạo của quốc gia này vẫn là cánh cửa rộng mở. Với những chính sách ưu việt, chẳng hạn như tiềm năng sở hữu tới 100% bất kỳ dự án năng lượng tái tạo nào dành cho công ty nước ngoài có cổ phần và thỏa thuận mua bán điện 25 năm, quốc gia này đang thu hút đầu tư từ nhiều công ty năng lượng toàn cầu.

Theo nhận định của các chuyên gia, mức đầu tư trong và ngoài nước lớn hơn có thể khiến Ấn Độ trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo lớn trong vài thập niên tới. FDI vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió, hydro xanh, sản xuất pin tái tạo và một số dự án năng lượng xanh sáng tạo khác sẽ giúp sản xuất năng lượng xanh cần thiết cho Ấn Độ để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, cũng như xuất khẩu năng lượng sạch của mình sang các nước khác trên toàn thế giới.

Chuyển đổi năng lượng ở châu Á: Trung Quốc dẫn đầu dù không hoàn hảoChuyển đổi năng lượng ở châu Á: Trung Quốc dẫn đầu dù không hoàn hảo
10 quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo10 quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo
Chuyển dịch năng lượng: Khác biệt lớn giữa các khu vực trên thế giớiChuyển dịch năng lượng: Khác biệt lớn giữa các khu vực trên thế giới

Thanh Sơn