Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030

19:21 | 13/07/2021

266 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 nhằm mục đích hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia về thị trường khoa học và công nghệ (KHCN); kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.
Phải có những đột phá mới để KH&CN trở thành sức mạnh, động lực thực sựPhải có những đột phá mới để KH&CN trở thành sức mạnh, động lực thực sự
Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030
VPI mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ ra ngoài ngànhVPI mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ ra ngoài ngành
Nâng cao vị thế VPI thông qua chất lượng phân tích thí nghiệm chuyên ngành và tư vấn sau phân tíchNâng cao vị thế VPI thông qua chất lượng phân tích thí nghiệm chuyên ngành và tư vấn sau phân tích
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030

Ngày 13/7, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-TTg về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa KHCN hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỉ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỉ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỉ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Phát triển tổ chức trung gian của thị trường KHCN: Trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực; và số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thị trường KHCN, thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ. thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường KHCN; cơ chế liên thông thị trường KHCN với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động; cơ chế đẩy mạnh hợp tác viện, trường - doanh nghiệp; chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh.

Thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường KHCN, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường KHCN; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KHCN; tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường KHCN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường KHCN; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN…

Trong đó, Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa KHCN trên thị trường.

Triển khai các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp/ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Hỗ trợ thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hoá, chế biến sâu trong nông nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Phát triển mạng lưới chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường KHCN Việt Nam…

Đồng thời, cần phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN; xây dựng công thông tin quốc gia, cơ sở dữ liệu và nền tảng kỹ thuật tích hợp dùng chung về thị trường KHCN. Từng bước liên thông, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật về thị trường KHCN trong nước và quốc tế.

Phú Văn

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps