“Chữa bệnh” cho tiền (Kỳ I)

07:00 | 21/06/2016

600 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được ví von là “bệnh viện của tiền”. Ở đây, người ta chuyên “khám, chữa bệnh” cho các “con bệnh” là nợ xấu của các tổ chức tín dụng.  

Được gọi như thế nhưng chuyện “khám, chữa bệnh” cho nợ xấu thế nào, quy trình ra sao thì cũng ít người hiểu và nếu có hiểu thì cũng rất mơ hồ, cảm tính. Không ít người cho rằng, sự ra đời của VMAC chỉ là cách để ngành ngân hàng nhốt nợ xấu vào đó, để các tổ chức tín dụng làm đẹp sổ sách, báo cáo tài chính. Xử lý nợ xấu thế khác nào lấy túi này bỏ sang túi kia. Những “ung nhọt”, “mầm họa” nợ xấu vẫn còn nguyên.

chua benh cho tien ky i
Ông Nguyễn Quốc Hùng

Lại cũng có người bảo rằng, anh VAMC là của ngân hàng đi xử lý ngân hàng thì thì liệu rằng VAMC sẽ “bắt tay” với con nợ, chủ nợ để định giá giá trị tài sản lớn hơn giá thị trường để “được anh, được ả, được cả đôi đường không”... Nếu thế thì chết. “Bệnh” nợ xấu không những không giảm mà còn nặng, nguy kịch hơn!

Chẳng lẽ lại tiêu cực đến vậy? Do cái sự hiểu của mình về xử lý nợ xấu nó lơ mơ, bập bõm cho nên tôi đã đến VAMC để tìm lời giải, xem thực hư chuyện “chữa bệnh cho tiền” nó như thế nào.

Một ngày đầu tháng 6, giữa cái nóng “như thiêu, như đốt” của tiết trời Hà Nội, tôi đã gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với “bác sĩ trưởng khoa”, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Quốc Hùng xung quanh câu chuyện “chữa bệnh cho tiền” ở cái “bệnh viện” độc đáo bậc nhất Việt Nam này.

Vốn là dân kinh tế nên chỉ sau một vài câu chào hỏi xã giao, ông Nguyễn Quốc Hùng nhanh chóng vào chuyện: Hiện nay, nợ xấu đang là vấn đề “nóng” được cả xã hội, cả nền kinh tế quan tâm, nên người ta đặt câu hỏi, rồi thì hồ nghi đòi VAMC minh bạch cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cái chính ở đây là họ mới biết đến VAMC - nơi mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam mà không biết rằng, VAMC còn có rất nhiều hoạt động khác. Vì thế dư luận cho rằng VAMC là cái “trại tập trung” để ngành ngân hàng nhốt nợ xấu vào đó. Nhận nợ rồi thì cũng chỉ để đấy, mặc “sống - chết”. Những người làm việc ở VAMC cũng chỉ là những người coi giữ các khoản nợ xấu đó...

Vậy VAMC đã làm gì? - tôi hỏi. Ông Hùng trả lời ngay: Chúng tôi làm rất nhiều việc. Từ phân loại, đánh giá, xử lý nợ đến quản lý khoản nợ xấu đã mua, rồi cả chuyện cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn, lãi suất trả nợ, làm việc trực tiếp với khách hàng để đòi nợ, yêu cầu bàn giao tài sản bảo đảm để phát mại, bán nợ và tài sản, tổ chức đấu giá tài sản... Mà tất cả những việc đó đang được VAMC làm với chỉ 145 con người!

chua benh cho tien ky i

Thị trường bất động sản đóng băng đẩy nợ xấu ngân hàng tăng

Nghe ông nói vậy tôi bắt đầu lờ mờ hiểu, ở cái “bệnh viện” này, người ta sẽ không chỉ nhận nợ về để coi giữ mà còn “thăm khám”, lên “phác đồ điều trị”, phục hồi các khoản nợ đó. Nhưng cũng lại giật mình, với 145 con người - số quân chỉ bằng một chi nhánh ngân hàng hạng trung - mà làm ngần ấy việc thì thật đáng nể. Bởi một chi nhánh ngân hàng thương mại tầm cỡ có khi cũng chỉ quản lý, giám sát khối tài sản độ 100 ngàn tỉ là cùng. Đằng này, nghe đâu VAMC đang phải quản lý, giám sát khối tài sản lên hơn 200 ngàn tỉ.

Đúng là chuyện khó tin!

Nghe nói thì khó tin, nhưng khi ông Hùng đưa ra những số liệu thống kê về hoạt động xử lý, mua bán nợ của VAMC thì tôi mới vỡ ra nhiều điều. Số là từ khi thành lập đến nay, VAMC đã mua tổng giá trị nợ gốc khoảng 248.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành 210.000 tỉ đồng trái phiếu và đã thu về 29.000 tỉ đồng, tức khoảng 12%. Trong đó, 3 tháng năm 2013, VAMC mua 30.000 tỉ, thu về được 145 tỉ; năm 2014, VAMC mua gần 80.000 tỉ, thu hồi được 4.800 tỉ; năm 2015, VAMC mua gần 100 ngàn tỉ, thu về được 18.000 tỉ và 5 tháng đầu năm 2016, VAMC mua khoảng 4.000 tỉ, thu về hơn 7.700 tỉ.

Việc quản lý, giám sát TSBĐ, thu hồi nợ, VAMC ủy quyền cho tổ chức tín dụng (TCTD) ngay sau khi mua nợ, trừ trường hợp bán TSBĐ, bán nợ thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ ủy quyền cho TCTD xử lý nhằm tạo tính tự chủ và linh hoạt cho TCTD.

Bạn đọc hình dung thế này, tính chung trong 3 năm, cứ 100 “con bệnh” - mà toàn là bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, “7 phần chết 3 phần sống” - được đưa vào VAMC thì có 12 “con bệnh” đã xuất viện, trở lại với thị trường. Thoạt nghe thì có vẻ thấp thật, nhưng đi sâu tìm hiểu, nhìn ra các nước lân cận thì mới thấy đó là cả một sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ “y bác sĩ” ở VAMC cùng với sự cố gắng của các TCTD. Trên thế giới, không chỉ ở các quốc gia đang phát triển mà cả phát triển, con số kỳ vọng thu về trong toàn bộ quá trình xử lý nợ xấu chỉ là 23% và nó được thực hiện trong một thời gian dài, không phải là 3 năm mà có khi là 15-20 năm.

Cũng xin nói thêm, lâu nay, VAMC vẫn được người ta gắn với việc mua bán nợ nhưng kỳ thực chưa phải vậy. VAMC mới chỉ có mua nợ mà chưa có bán nợ, vì trong nước chưa có thị trường. Cái VAMC thu về trong quá trình xử lý nợ là thu về từ việc thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo cho các khoản nợ và một phần rất nhỏ là bán nợ. Thế nên, VAMC có muốn đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, muốn làm đẹp lòng dư luận thì cũng lực bất tòng tâm.

Nói nhanh về con số là vậy, nhưng để có được kết quả này lại là cả một quá trình với ngồn ngộn những việc chất núi! Ví như quy trình xử lý nợ chẳng hạn. Một “con bệnh” khi được đưa vào VAMC sẽ được tổng kiểm tra, đánh giá toàn diện hiện trạng “sức khỏe”, xác định giá trị... rồi lên “phác đồ điều trị”. Sau đó, VAMC sẽ phải ngồi với ngân hàng, làm việc với con nợ để thảo luận phương án xử lý. Nếu 3 bên thống nhất được với nhau thì mọi chuyện sẽ nhanh chóng giải quyết. Con nợ giao tài sản, thống nhất mức định giá, VAMC tổ chức đấu giá công khai tài sản đảm bảo đó. Thị trường trả giá bao nhiêu, con nợ và ngân hàng chấp nhận giá đó. Được rồi thì làm thủ tục bàn giao tài sản cho người mua, ngân hàng thu nợ và xác định trách nhiệm của con nợ nếu còn thiếu hụt.

Tuy nhiên, đó là khi con nợ đồng thuận, chấp nhận hướng “điều trị” đó, còn khi con nợ không tuân thủ thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí là bế tắc. Thực tế xử lý nợ ở VAMC cho thấy, đồng thuận thì ít mà không đồng thuận nhiều. Vấn đề này tôi xin đề cập ở phần sau.

VAMC không chỉ xử lý nợ thông qua việc mua bán nợ, cũng như rất nhiều tổ chức xử lý, mua bán nợ khác, cái đích cuối cùng công ty hướng đến là thu hồi được nợ. Tức là có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình kiểm tra, thẩm định, đánh giá giá trị tài sản, đôn đốc giám sát con nợ thực hiện nghĩa vụ... Nhưng đồng thời, trong quá trình xử lý, nếu không đủ nguồn lực thì có thể ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện. VAMC khi đó sẽ phối hợp với tổ chức tín dụng đôn đốc xử lý nợ, hoàn thiện các thủ tục vướng mắc, làm việc với khách hàng để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Rồi công ty cũng không ngồi yên một chỗ chờ ngân hàng, con nợ đến tìm báo cáo tình hình “sức khỏe”, hiện trạng của các khoản nợ. Với những khoản nợ có liên quan đến các bản án đã được Tòa án tuyên, VAMC đã chủ động làm việc với Tổng cục Thi hành án để xem xét phân loại các bản án có hiệu lực để triển khai thi hành bản án. Ngay trong năm 2016, thông qua việc phân loại này, VAMC đã xác định tới 50 vụ ở TP Hồ Chí Minh, 30 vụ ở Hà Nội và 43 vụ ở Vũng Tàu để cùng phối hợp với Tổng cục Thi hành án tiến hành kiểm tra, đôn đốc thi hành.

Nhưng mua bán nợ cũng chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của VAMC. Công ty còn thực hiện chức năng chuyển nợ thành vốn góp, tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp. Chức năng này được quy định rất rõ trong quy chế hoạt động của VAMC và được đăng ký trong Giấy phép kinh doanh. Theo đó, công ty sẽ thực hiện việc đánh giá giá trị khoản nợ, nếu thấy có khả năng phát triển thì sẽ đầu tư góp vốn vào khoản nợ đó để đưa khoản nợ đó trở thành có giá trị rồi bán. Đây cũng là một hình thức xử lý nợ nằm trong định hướng phát triển của VAMC giai đoạn 2016-2020.

Về chuyện VAMC “bắt tay” con nợ, chủ nợ để nâng giá trị tài sản rồi ăn chia thì xin thưa, với quy trình xử lý với cái đích cuối cùng là đấu giá, mà ở đây là đấu giá công khai TSBĐ thì điều này là không thể. VAMC, ngân hàng và con nợ sẽ phải thống nhất với nhau về mức giá khởi điểm thì mới xử lý được. Thống nhất rồi thì tài sản đó sẽ mang đấu giá công khai. Khi đó, tài sản được định giá 50 tỉ có khi bán được 100 tỉ, nhưng cũng lại có khi chỉ bán được 30 tỉ. Anh có “bắt tay” định giá lên đến 150 tỉ đồng mà thị trường chỉ trả có 30 tỉ đồng thì cũng chịu.

Lại nghe rằng, đâu đó người ta xì xào chuyện các ngân hàng đang phải trích lập dự phòng rủi ro rất lớn và điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của các nhà băng. Rồi VAMC chậm xử lý nợ ngày nào là các ngân hàng phải gánh chịu rủi ro đến đấy... Nhưng có đúng vậy không?

Đúng là mấy năm rồi, nợ xấu luôn được nhắc đến là vấn đề “nóng”, gây bức xúc trong xã hội, nền kinh tế, đe dọa “sức khỏe” của thị trường tài chính. Áp lực và kỳ vọng mà xã hội, nền kinh tế đặt lên vai VAMC rất lớn. Ai cũng muốn công ty xử lý thật nhanh các khoản nợ xấu, trị tận gốc “mầm bệnh” để bảo đảm sự phát triển an toàn, ổn định của thị trường tài chính - huyết mạch của nền kinh tế. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, xét về mặt bản chất tài chính, việc trích dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ dù đã bán hay chưa bán, đã giao hay chưa giao cho VAMC là một “động tác” bắt buộc đối với hoạt động của mọi tổ chức tín dụng. “Động tác” này có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng trong giai đoạn tái cơ cấu, xử lý nợ. Nhưng nếu nhìn xa hơn, sau 5 năm, 10 năm, khi tổ chức tín dụng đã thực hiện việc trích lập rủi ro được 100% khoản nợ, tức đã xử lý xong khoản nợ thì phần tài sản liên quan đến khoản nợ dù chưa xử lý được, tổ chức tín dụng cũng đã chủ động được rồi. Việc xử lý khoản nợ đó dù có được bao nhiêu, có thể là 20-30% nhưng cũng có thể là 50% sẽ trở thành thu nhập bất thường của tổ chức tín dụng.

Điều đó có nghĩa, khoản nợ đó dù có xấu đến mấy thì về bản chất, tổ chức tín dụng đã xử lý xong rồi và TSBĐ cho khoản nợ đó vẫn còn đấy, không hề mất đi. Vấn đề ở chỗ, việc đẩy nhanh quá trình xử lý để rút ngắn quá trình trích lập rủi ro của tổ chức tín dụng cũng như khấu hao tài sản mà thôi. Để làm được điều này, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xử lý tài sản đó là yếu tố quyết định. Một nguyên tắc nhất quán phải được xác định là anh nợ thì anh phải trả, anh không trả thì phải bàn giao tài sản. Nếu được như vậy, khi tổ chức tín dụng đã trích lập được khoảng 60-70% khoản nợ, cộng với việc thị trường mua bán nợ được hình thành thì chắc chắn sẽ rất sôi động. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng sẽ đẩy mạnh việc đưa các khoản nợ đó ra thị trường để nhanh chóng thu hồi nợ.

Như vậy, xét về bản chất, trong số 248 ngàn tỉ VAMC đã mua vào và thu hồi được 30,7 ngàn tỉ đồng, thì nếu tổ chức tín dụng đã thực hiện việc trích lập dự phòng cho số nợ này là 20 ngàn tỉ đồng thì con số thu hồi nợ phải là 50 ngàn tỉ, tức gần 20% - một con số quá ấn tượng.

VAMC vì thế là giải pháp tối ưu, đỡ tốn kém nhất, thậm chí còn giữ được những tài sản có kỳ vọng trong tương lai, tài sản của con nợ không bị bán thốc, bán tháo với giá rẻ mạt. Và trong câu chuyện với ông Hùng, tôi được biết, thời gian qua, đã không ít lần có tổ chức nước ngoài đến đặt vấn đề mua lại tài sản của VAMC. Theo lý thì đây là điều đáng mừng với VAMC khi đẩy được các “con bệnh” cho người khác, giá trị sổ sách vì thế cũng sẽ đẹp hơn,  không bị người ta hoài nghi, đặt dấu hỏi nữa. Nhưng ở đây, khối nợ giá trị 1.000 tỉ, đối tác đổ đồng có 300 tỉ. Mà nếu họ mua về để cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu nợ để doanh nghiệp phát triển lên, phục vụ lại nền kinh tế thì còn nghe được nhưng đằng này, họ mua về để đấy và kỳ vọng trong tương lai giá trị tăng lên bán kiếm lời. Nếu làm vậy sẽ không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn cho các tổ chức tín dụng, cho nền kinh tế. Trong khi đó, VAMC chỉ phát hành trái phiếu để mua nợ, rồi xử lý nợ theo từng bước, cái gì có thể xử lý thì quyết làm... Vậy thì sao không kỳ vọng!

Hiện nay, người ta đang hiểu nợ xấu theo một cách khá cảm tính rằng nợ xấu là của ngân hàng, nợ xấu là do lỗi của ngân hàng và vì vậy thì ngân hàng đi mà chịu trách nhiệm. VAMC được lập ra để xử lý nợ xấu mà VAMC lại thuộc Ngân hàng Nhà nước. Từ đó, suy ra rằng nợ xấu là của khối ngân hàng. Thế thì ngân hàng đi mà xử lý, còn doanh nghiệp, họ cười khẩy.

(Xem tiếp kỳ sau)

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới số 533

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 ▼300K 74,100 ▼300K
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 ▼300K 74,000 ▼300K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.700 ▼800K 84.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,295 ▼25K 7,500 ▼25K
Trang sức 99.9 7,285 ▼25K 7,490 ▼25K
NL 99.99 7,290 ▼25K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,270 ▼25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,360 ▼25K 7,530 ▼25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,360 ▼25K 7,530 ▼25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,360 ▼25K 7,530 ▼25K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▼40K 8,400 ▼40K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▼40K 8,400 ▼40K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▼40K 8,400 ▼40K
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 13:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,245 16,345 16,795
CAD 18,255 18,355 18,905
CHF 27,258 27,363 28,163
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,588 3,718
EUR #26,671 26,706 27,966
GBP 31,206 31,256 32,216
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 159.39 159.39 167.34
KRW 16.61 17.41 20.21
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,269 2,349
NZD 14,808 14,858 15,375
SEK - 2,281 2,391
SGD 18,168 18,268 18,998
THB 629.54 673.88 697.54
USD #25,123 25,123 25,433
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 13:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25125 25125 25477
AUD 16271 16321 16824
CAD 18292 18342 18798
CHF 27437 27487 28049
CNY 0 3458.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26860 26910 27621
GBP 31315 31365 32018
HKD 0 3140 0
JPY 160.88 161.38 165.89
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14841 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18404 18454 19016
THB 0 641.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 13:45