Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam
![]() |
Ảnh minh họa |
Để đảm bảo chất lượng Đề án, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp tại cuộc họp, hoàn thiện Đề án (bao gồm Báo cáo tổng kết, dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị, dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) trên tinh thần đổi mới phương pháp tiếp cận vấn đề, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8/2022.
Tập trung ba nội dung phát triển giao thông vận tải đường sắt
Bộ Giao thông vận tải đánh giá trung thực, phân tích kỹ những tồn tại, nguyên nhân, định lượng cụ thể về những việc đã làm được, chưa làm được nhằm nêu bật kết quả việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, bên cạnh định hướng phát triển, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể phải xác định thời hạn hoàn thành, cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện để tập trung bố trí nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, rõ trách nhiệm trong phát triển giao thông vận tải đường sắt thời gian tới. Trong đó, tập trung ba nội dung sau:
Về đường sắt tốc độ cao, khẩn trương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước để phân tích, so sánh, thống nhất lựa chọn, đề xuất phương án đầu tư xây dựng tối ưu, nhất là tốc độ và hình thức vận chuyển, lộ trình, thời gian chuẩn bị, thực hiện, hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Về đường sắt đô thị, đánh giá kỹ việc triển khai đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất rõ thời hạn hoàn thành mạng đường sắt đô thị cùng với việc đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện cụ thể.
Về đường sắt kết nối cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế và các đầu mối vận tải (tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với cảng hàng không quốc tế Long Thành...), nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn lực địa phương, tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 5133/VPCP-CN ngày 12/8/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt. |
P.V
-
Thí điểm tín chỉ carbon từ xe máy điện dự kiến giảm 39.493 tấn CO2 tương đương/năm
-
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển mình
-
Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé tàu Tết Ất Tỵ 2025
-
Đường sắt Việt Nam hỗ trợ vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ từ 11/9
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
-
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
-
Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem!
-
Thanh niên TP HCM trải nghiệm AI và nghề làm đẹp
-
Chủ đầu tư đối thoại giải quyết các vướng mắc tại chung cư Dicovery 302 Cầu Giấy