Chi phí tìm kiếm, thăm dò, khai thác không thành công là yếu tố loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch

11:59 | 10/04/2024

10,540 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo quy định mới về xác định quỹ tiền lương kế hoạch thì chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không thành công sẽ là yếu tố được loại trừ và được phân bổ theo quy định của Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2024/NĐ-CP, sửa đổi quy định về xác định quỹ tiền lương kế hoạch; thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động; sửa quy định về xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách. Nghị định số 21/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2024.

Đáng chú ý, Nghị định số 21/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP về xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đặc biệt trong đó có xác định, quỹ tiền lương kế hoạch thì chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không thành công sẽ là yếu tố được loại trừ và được phân bổ theo quy định của Chính phủ.

Chi phí tìm kiếm, thăm dò, khai thác không thành công là yếu tố loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch
Nghị định số 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, bảng lương, thang lương, xếp lương, phụ cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 10/4/2024. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, công ty loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề, bao gồm:

Nhà nước điều chỉnh giá, hạn mức sản xuất, kinh doanh (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá hoặc quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.

Công ty tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện đề án cơ cấu lại, bổ sung hoặc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh; điều chỉnh hoặc phát sinh mới trích dự phòng rủi ro tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật;

Cung cấp sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá và cơ chế điều chỉnh giá nhưng chưa được điều chỉnh giá đủ bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý khi yếu tố hình thành giá thay đổi theo quy định của Luật Giá;

Thực hiện phân bổ chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không thành công theo quy định của Chính phủ, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo hợp đồng dầu khí đối với công ty tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về thuế;...

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi Điều 4 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khẩn trương hoàn thành vị trí việc làm, triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách tiền lươngƯu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khẩn trương hoàn thành vị trí việc làm, triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách tiền lương
Hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024Hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024
Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lươngKế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương
Quy định mới về lương, thưởng trong doanh nghiệp Nhà nướcQuy định mới về lương, thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 4/2024Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

Quang Phú

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan