Cần khung pháp lý hoàn chỉnh cho mục tiêu chuyển đổi số

10:04 | 28/01/2023

|
Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần cấp thiết một chính sách đột phá, đồng thời cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về hành lang pháp lý…
Cần khung pháp lý hoàn chỉnh cho mục tiêu chuyển đổi số
Các đại biểu tham quan và trải nghiệm những sản phẩm về công nghệ thông tin tại hội thảo về chuyển đổi số. Ảnh: P.A

Ba vướng mắc lớn về dữ liệu mở

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những tồn tại của công tác xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong thời gian vừa qua là việc chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ dữ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương, chưa phát huy tối đa giá trị của các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.

Trên thực tế đã xuất hiện các thách thức trong xây dựng dữ liệu mở. Trước hết là về khung pháp lý. Đây là thách thức lớn nhất hiện nay trong việc triển khai dữ liệu mở tại Việt Nam. Dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP tạo ra cơ sở pháp lý cho việc chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước, song vẫn cần các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị có đủ khả năng triển khai.

Ngoài ra, tư tưởng “mặc định đóng” (dữ liệu) còn tồn tại phổ biến trong các cơ quan nhà nước với nhận định rằng các dữ liệu liên quan đến nhà nước đều cần được bảo vệ và không nên bị tiết lộ ra công chúng, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Sự phân loại giữa dữ liệu mở (có thể công khai) và dữ liệu bí mật còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến sự e ngại của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin công dạng mở. Chẳng hạn, vào năm 2019 đã có những tranh cãi xung quanh việc đóng dấu mật cho thông tin về phương án điều chỉnh giá điện. Đối với các cơ sở dữ liệu có chứa đựng thông tin cá nhân thì đây là một vùng xám giữa việc giữ bí mật hay công khai.

Nguyên nhân là do các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa đề cập nhiều đến thông tin cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân cũng như các chế tài xử phạt còn rất nhẹ nhàng đối với các hành vi xâm phạm thông tin cá nhân. Từ đó dẫn đến việc các cơ quan nhà nước đều gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá thông tin cá nhân nào cần được bảo vệ và cách thức bảo vệ như thế nào.

Thứ hai là về năng lực của các đơn vị. Hiện nay, các cơ quan nhà nước đều đang thiếu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật về dữ liệu và dữ liệu mở, về bảo vệ an toàn dữ liệu, về định dạng dữ liệu...Điều này tác động đến chất lượng của dữ liệu mở trên các phương diện về tính đầy đủ, tính cập nhật, tính phân cấp (phân quyền tiếp cận thông tin khác nhau cho các nhóm khác nhau). Nguyên nhân là do lĩnh vực khoa học dữ liệu còn rất mới nên chưa đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào.

Bên cạnh đó, điều kiện và phúc lợi tại khu vực tư dễ thu hút đội ngũ nhân lực này sang làm việc và khiến cho khu vực công khó thu hút được người hoặc khó giữ chân được người làm việc.

Việc cung cấp các dữ liệu mở được xem như một loại hình dịch vụ với hàng hóa là thông tin. Vì vậy, khi các cơ quan đơn vị triển khai công bố dữ liệu mở thì phải kèm với các quy định, điều khoản sử dụng và bản quyền cho phép sử dụng để người truy cập có thể sử dụng, tái sử dụng hợp pháp và không phát sinh tranh chấp pháp lý về sau. Những nội dung này vẫn chưa được đội ngũ nhân lực trong các đơn vị hiểu biết tường tận.

Thứ ba là về đồng bộ dữ liệu giữa các bên. Thách thức này liên quan đến việc liên kết đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện.

Cần khung pháp lý hoàn chỉnh cho mục tiêu chuyển đổi số
Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần cấp thiết một chính sách đột phá, đồng thời cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về hành lang pháp lý. Ảnh minh họa

Cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phát triển các nền tảng số trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống là yếu tố quan trọng và tất yếu để Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu, để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này vẫn cần chính sách đột phá và tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về hành lang pháp lý.

Thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, trong đó có nhiều quy định tạo thuận lợi chuyển đổi số thành công và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Trong đó phải kể đến các luật đã được Quốc hội ban hành như: Luật Công nghệ Thông tin, Luật Báo chí, Luật Quảng cáo, Luật An ninh mạng, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước công dân, Luật Thống kê…

Hiện nay, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng là dữ liệu. Tuy nhiên, sự phân mảnh dữ liệu như hiện nay đang là cản trở lớn nhất khiến chuyển đổi số vẫn chậm so với tiềm năng. Có những văn bản pháp lý dưới luật mà chúng ta đã có hoặc chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục xây dựng liên quan đến vấn đề dữ liệu. Tuy nhiên điều mà thực tế đang cần trong thời gian tới đó là xây dựng được một luật về dữ liệu và các dịch vụ số.

Góp ý kiến cho việc tháo gỡ vướng mắc của dữ liệu mở để tiến tới Chính phủ số tại Việt Nam, ThS Trần Quảng Sơn - Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng: Đầu tiên là cơ quan nhà nước các cấp cần xây dựng các kế hoạch triển khai cơ sở Dữ liệu mở phù hợp với chức năng thẩm quyền. Đồng thời, các đơn vị phải ban hành các quy chế, quy định khai thác, sử dụng dữ liệu mở, quy định về truy cập và chia sẻ thông tin giữa các bộ dữ liệu mở để đảm bảo tính đồng bộ và đảm bảo tính truy cập giữa chính quyền địa phương với Trung ương…. Đây chính là các căn cứ pháp lý để các nhóm tham gia (công chức, công dân, doanh nghiệp...) có thể tham gia theo quy định và đúng quyền hạn.

Trong các phiên thảo luận ở tổ, hội trường tại các kỳ họp Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, vấn đề chuyển đổi số được nhiều đại biểu chất vấn Chính phủ, các tư lệnh ngành. Đại biểu Quốc hội cũng gợi mở nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi số, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực - vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang triển khai quyết liệt ở các cấp, các ngành.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, Chính phủ sớm ban hành khung thể chế về thử nghiệm để các địa phương có cơ sở để thực hiện. Trong đó, cần quan tâm bảo đảm môi trường pháp lý, cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi.

“Hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số chưa được quy định bởi pháp luật với điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng công nghệ, về phạm vi, quy mô và mô hình hoạt động, khi đạt đến mục quy mô nhất định thì tổ chức đánh giá để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết”, vị đại biểu đề nghị.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Đặt đồng hồ đếm ngược để giám sát kế hoạch chuyển đổi sốĐặt đồng hồ đếm ngược để giám sát kế hoạch chuyển đổi số
EVN chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ khách hàng tốt hơnEVN chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ khách hàng tốt hơn
Chuyển đổi số: Cơ hội đầu tư vào con người, công nghệ và quy trìnhChuyển đổi số: Cơ hội đầu tư vào con người, công nghệ và quy trình

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • novaland-16-8
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 66,200 ▼150K 66,900 ▼150K
AVPL/SJC HCM 66,400 67,000
AVPL/SJC ĐN 66,350 67,050
Nguyên liệu 9999 - HN 54,750 ▼120K 55,050 ▼20K
Nguyên liệu 999 - HN 54,700 ▼120K 55,000 ▼20K
AVPL/SJC Cần Thơ 66,200 ▼150K 66,900 ▼150K
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 55.000 56.200
TPHCM - SJC 66.450 67.050
TPHCM - Hà Nội PNJ 55.000
Hà Nội - 66.450 67.050 01/04/2023 08:20:27 ▼30K
Hà Nội - Đà Nẵng PNJ 55.000
Đà Nẵng - 66.450 67.050 01/04/2023 08:20:27 ▼30K
Đà Nẵng - Miền Tây PNJ 55.000
Cần Thơ - 66.350 66.950 ▼100K 01/04/2023 11:22:03 ▼30K
Cần Thơ - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 55.000
Giá vàng nữ trang - 54.800 55.600 01/04/2023 08:20:27 ▼30K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 40.450 41.850
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 31.280 32.680
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 21.880 23.280
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Đồng vàng 99.99 5,485 5,580
Vàng TT, 3A, NT Nghệ An 5,480 ▼15K 5,580 ▼15K
Vàng trang sức 99.99 5,420 5,540
Vàng trang sức 99.9 5,410 5,530
Vàng NL 99.99 5,425
Vàng miếng SJC Thái Bình 6,620 ▼20K 6,700 ▼10K
Vàng miếng SJC Nghệ An 6,620 ▼10K 6,700 ▼10K
Vàng miếng SJC Hà Nội 6,630 ▼13K 6,700 ▼5K
Vàng NT, TT, 3A Hà Nội 5,485 5,580
Vàng NT, TT Thái Bình 5,480 ▼10K 5,580
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L 66,250 ▼200K 66,950 ▼100K
SJC 5c 66,250 ▼200K 66,970 ▼100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 66,250 ▼200K 66,980 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 55,000 ▼50K 56,000 ▼50K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ 55,000 ▼50K 56,100 ▼50K
Nữ Trang 99.99% 54,900 ▼50K 55,600 ▼50K
Nữ Trang 99% 53,750 ▼49K 55,050 ▼49K
Nữ Trang 68% 35,962 ▼34K 37,962 ▼34K
Nữ Trang 41.7% 21,338 ▼20K 23,338 ▼20K
Cập nhật: 01/04/2023 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,273.39 15,427.67 15,924.68
CAD 16,870.32 17,040.73 17,589.70
CHF 24,972.87 25,225.12 26,037.75
CNY 3,343.59 3,377.37 3,486.70
DKK - 3,362.91 3,492.15
EUR 24,864.41 25,115.56 26,256.71
GBP 28,247.32 28,532.64 29,451.83
HKD 2,912.48 2,941.90 3,036.67
INR - 284.53 295.94
JPY 170.91 172.63 180.93
KRW 15.55 17.27 18.94
KWD - 76,249.07 79,307.71
MYR - 5,262.57 5,378.04
NOK - 2,202.35 2,296.15
RUB - 289.28 320.28
SAR - 6,232.54 6,482.55
SEK - 2,218.36 2,312.84
SGD 17,195.14 17,368.83 17,928.37
THB 606.47 673.85 699.75
USD 23,260.00 23,290.00 23,630.00
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,372 15,392 16,092
CAD 17,055 17,065 17,765
CHF 25,132 25,152 26,102
CNY - 3,347 3,487
DKK - 3,326 3,496
EUR #24,584 24,594 25,884
GBP 28,390 28,400 29,570
HKD 2,860 2,870 3,065
JPY 172.53 172.68 182.23
KRW 15.77 15.97 19.77
LAK - 0.68 1.63
NOK - 2,161 2,281
NZD 14,430 14,440 15,020
SEK - 2,187 2,322
SGD 17,075 17,085 17,885
THB 633.56 673.56 701.56
USD #23,250 23,260 23,680
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 23,315 23,315 23,615
USD(1-2-5) 23,096 - -
USD(10-20) 23,268 - -
GBP 28,417 28,588 29,673
HKD 2,926 2,947 3,033
CHF 25,113 25,265 26,071
JPY 172.44 173.48 181.64
THB 650.85 657.43 717.85
AUD 15,389 15,482 15,961
CAD 16,971 17,074 17,609
SGD 17,306 17,410 17,916
SEK - 2,225 2,299
LAK - 1.06 1.47
DKK - 3,375 3,488
NOK - 2,218 2,292
CNY - 3,361 3,474
RUB - 275 353
NZD 14,462 14,550 14,909
KRW 16.14 - 18.92
EUR 25,086 25,153 26,287
TWD 696.1 - 791.08
MYR 4,978.01 - 5,467.88
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 23,280.00 23,310.00 23,640.00
EUR 25,233.00 25,254.00 26,241.00
GBP 28,621.00 28,794.00 29,450.00
HKD 2,938.00 2,950.00 3,033.00
CHF 25,289.00 25,391.00 26,051.00
JPY 173.71 173.91 180.77
AUD 15,484.00 15,546.00 16,020.00
SGD 17,421.00 17,491.00 17,892.00
THB 669.00 672.00 706.00
CAD 17,106.00 17,175.00 17,566.00
NZD 0.00 14,505.00 14,988.00
KRW 0.00 17.32 19.97
Cập nhật: 01/04/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
GBP 28.937 29.153
CHF 25.472 25.689
EUR 25.431 25.639
CAD 17.224 17.434
USD 23.385 23.530
AUD 15.608 15.816
JPY 174,29 178,89
Cập nhật: 01/04/2023 17:00