Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

15:47 | 31/05/2023

94 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để điều trị căn bệnh sợ trách nhiệm, sợ sai, nhiều đại biểu cho rằng ngoài việc gắn trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm trong công việc cũng cần có cơ chế bảo vệ cho người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm chung.
Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội

Sáng ngày 31/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Các đại biểu bày tỏ phấn khởi trước những kết quả đạt được ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Bên cạnh đó, các đại biểu đã có nhiều ý kiến về các vấn đề như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Rà soát toàn diện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đang được triển khai để kịp thời bổ sung nguồn lực cho nền kinh tế; Cần đảm bảo của chính sách xã hội đối với người lao động sau Covid-19; Thúc đẩy giải ngân nhanh các gói hỗ trợ; Cần tăng năng suất lao động; Cần điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; Cần triển khai quyết liệt các giải pháp để khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, Đẩy nhanh tiến độ giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Nâng cao trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường…

Đặc biệt, tình trạng sợ trách nhiệm và sợ sai của cán bộ lãnh đạo đã thu hút ý kiến và tranh luận từ nhiều đại biểu.

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội

Về vấn đề này, Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) đặt câu hỏi tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý, sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện? Không những thế, còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư.

Theo đại biểu, cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, đồng nghĩa với việc cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế.

Đại biểu Tuấn cho rằng có hai nhóm cán bộ: Một là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.

Đại biểu cũng đã phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và sợ vi phạm pháp luật, đồng thời đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể triển khai thực hiện được ngay.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Nếu thực hiện tốt công việc này sẽ giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới. Đồng thời, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc thực thi công vụ có hiệu quả.

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Đại biểu Trần Hữu Hậu (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An). Ảnh: Quốc hội

Tranh luận với đại biểu Trần Quốc Tuấn, đại biểu Trần Hữu Hậu (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) cho rằng, với nhóm cán bộ công chức sợ sai, đùn đẩy công việc như đại biểu nêu là đúng, nhưng không chỉ như vậy. Dẫn chứng một số lý do, đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng cần phải làm sao để cán bộ công chức viên chức các cấp chỉ cần tập trung công sức trí tuệ để năng động sáng tạo, thực hiện tốt công việc của mình một cách hiệu quả nhất trong khuôn khổ của pháp luật.

Đại biểu Hậu mong Quốc hội xem xét có những cách làm, những trình tự thủ tục phù hợp hơn nữa để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum). Ảnh: Quốc hội

Tranh luận về vấn đề này, Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) cho rằng, hiện tượng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm là có và đã có từ rất lâu và đến hiện tại tình trạng này dường như nặng và phức tạp hơn…

Đại biểu cho rằng, nguyên nhân của vấn đề này có thể do thiếu trách nhiệm, nhưng cũng có những trường hợp là một bộ phận cán bộ năng lực hạn chế, trình độ hạn chế, do vậy việc nắm bắt các quy định của pháp luật cũng hạn nên làm việc gì cũng sợ, né tránh hoặc đùn đẩy.

Về giải pháp, đại biểu cho rằng, ngoài việc gắn trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm trong công việc cũng cần có cơ chế bảo vệ cho người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm chung.

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) cũng nhận định vấn đề đặt ra là làm sao bắt cho đúng bệnh. Dẫn chứng từ câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công năm nào cũng chậm, đại biểu Hạ cho rằng Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Đại biểu Tạ Văn Hạ chia sẻ, qua trao đổi với cơ sở cho thấy nhiều cán bộ trực tiếp làm việc giặp khó trong tham mưu vừa phải đúng quy định của pháp luật vừa đúng chỉ đạo. Điều này cũng gây khó trong xử lý trách nhiệm, cán bộ không chịu tham mưu cũng không xử lý được. Theo đại biểu Hạ ở đây có trách nhiệm của người đứng đầu. Đại biểu nhấn mạnh phải quyết tâm, quyết liệt xử lý những người không làm được việc.

Cần có cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cũng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sợ trách nhiệm, trong đó, nguyên nhân khách quan là pháp luật có những điểm thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và quy định cụ thể về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đại biểu cho biết, cần tập trung rà soát bất cập, sửa đổi những quy định của pháp luật có liên quan theo hướng rõ ràng, minh bạch, đồng bộ hơn, có hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, khuyến khích tinh thần dám đương đầu khó khăn, dám tạo đột phá. Công tác đánh giá cán bộ cũng cần phải được đổi mới, cách đánh giá cần giúp người được giao việc, nhất là việc mới, việc khó vững tâm tin rằng, nếu mình làm vì lợi ích chung thì sẽ được nhìn nhận đúng.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định rõ ràng về tự chủ trong y tế, để khắc phục những bất cập trong vấn đề này.

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắcDự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đề nghị không mở rộng phạm vi áp dụng của LuậtDự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đề nghị không mở rộng phạm vi áp dụng của Luật
Tranh luận doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước không phải đấu thầuTranh luận doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước không phải đấu thầu

P.V

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc