Cấm vận khí đốt Nga: Lựa chọn khó khăn nhất của EU

12:02 | 09/05/2022

508 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các cuộc đàm phán gay gắt về việc trừng phạt dầu mỏ của Nga cho thấy cuộc chiến tiếp theo, có thể là với khí đốt, sẽ còn khó khăn hơn.

Châu Âu đang tranh cãi về việc áp dụng các lệnh trừng phạt đối với dầu Nga ra sao. Điều này cho thấy việc cấm vận khí đốt sẽ khó khăn đến mức nào.

Một khi gói trừng phạt thứ 6 được thông qua, EU sẽ cạn kiệt các lĩnh vực để trừng phạt mà không gây ra những tổn thương nhất định cho các ngành công nghiệp cốt lõi và nhu cầu kinh tế của chính họ. Và một khi EU đồng ý trừng phạt dầu mỏ thì việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga sẽ là lựa chọn khó khăn nhất còn lại.

Cấm vận khí đốt Nga: Lựa chọn khó khăn nhất của EU - 1
Châu Âu khó có thể áp lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga (Ảnh: Shutterstock).

Khí đốt luôn xuất hiện trong các cuộc thảo luận về trừng phạt Nga. Nhiều quốc gia diều hâu như Ba Lan và các nước vùng Baltic đã thúc giục cắt giảm các chuyến hàng của Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu hồi tháng 2 và họ hiện vẫn đang gia tăng áp lực.

Như thường lệ, Đức sẽ là yếu tố quyết định điều này có thể diễn ra nhanh chóng như thế nào. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga nhưng mục tiêu của họ là phải đến năm 2024 mới loại bỏ được hoàn toàn nguồn cung từ Nga. Điều này giống với đề nghị của một số nước như Hungary, nước phản đối lệnh trừng phạt đối với năng lượng.

Theo ông Adam Guibourgé-Czetwertyński, Thứ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Ba Lan, việc áp lệnh cấm vận khí đốt "đương nhiên là bước tiếp theo". "Đây là bước đi cần thiết nếu chúng ta muốn kết thúc cuộc chiến này".

Một số nhà ngoại giao của EU cho rằng quyết định cắt nguồn cung khí đốt đối với 2 quốc gia châu Âu của ông Putin vì họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp là một bước ngoặt, đặc biệt khi Moscow cảnh báo rõ ràng rằng tiếp theo có thể là các quốc gia EU khác.

"Câu hỏi đặt ra không phải là liệu chúng ta có làm điều đó không, mà là khi nào", một nhà ngoại giao EU nói.

Tác động ngược

Brussels đã công bố kế hoạch giảm 2/3 sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga vào cuối năm nay và kết thúc hoàn toàn việc giao hàng trong vòng 5 năm. Do đó, việc áp lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga có thể làm kế hoạch này được thực thi hơn và các mốc thời gian đặt ra thậm chí nhanh hơn.

Nhưng EU càng cố gắng "tấn công" ông Putin thì càng có nguy cơ làm tổn thương chính mình. Các lệnh trừng phạt hiện đang tác động đến các lĩnh vực chủ chốt của các nền kinh tế quốc gia, khiến cho khối này phải cắt giảm, miễn trừ hoặc "xuống nước" các đề xuất trừng phạt.

EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga nhiều hơn cả than đá hay dầu mỏ, với khoảng 40% nguồn cung khí đốt. Điều này khiến cho khối này khó khăn hơn trong việc duy trì sự đoàn kết. Một số quốc gia thành viên, bao gồm cả các cường quốc như Đức và Italy, cũng đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái trên toàn châu Âu nếu Brussels đột ngột chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Người ta lo ngại rằng việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga sẽ làm châu Âu bị tổn thương hơn là Nga bởi phần lớn nguồn thu từ việc xuất khẩu năng lượng của Moscow đến từ dầu mỏ chứ không phải khí đốt.

Ông Jonathan Stern, sáng lập chương trình nghiên cứu khí đốt tại Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, cho rằng việc cắt giảm này sẽ tàn phá châu Âu chỉ trong vài tuần, còn với Nga, tác động có thể phải 1 hoặc 2 năm mới bị tác động.

Việc tự nguyện loại bỏ mua dầu Nga cũng rất nguy hiểm về mặt pháp lý vì tất cả các công ty có trụ sở tại châu Âu đang nhập khẩu từ Gazprom - công ty độc quyền xuất khẩu do nhà nước Nga hậu thuẫn - đều tuân theo hợp đồng dài hạn theo dạng take or pay, tức yêu cầu họ phải nhận khí đốt hoặc phải trả tiền phạt nếu không nhận hàng.

Brussels hy vọng có thể thay thế 155 tỷ m3 khí đốt từ Nga hàng năm, nhưng theo các hợp đồng hiện có với các công ty có trụ sở tại EU thì "thậm chí đến năm 2030, các nghĩa vụ nhận hay trả cũng không dưới 90 m3. "Các hợp đồng này dựa trên luật quốc gia, vì vậy các chính phủ không thể đột nhiên nói: Chúng tôi đã thay đổi ý định", ông Stern nói và cho rằng nếu như vậy các chính phủ sẽ phải bồi thường cho các công ty vi phạm hợp đồng.

Theo ông, nhiều công ty cho biết họ sẽ tôn trọng hợp đồng cho đến năm 2030 vì họ sợ bị kiện tụng khi cuộc xung đột này kết thúc.

Cấm vận khí đốt Nga: Lựa chọn khó khăn nhất của EU - 2
Brussels hy vọng có thể thay thế 155 tỷ m3 khí đốt từ Nga hàng năm (Ảnh: Reuters).

Ẩn số Đức

Cũng như các gói trừng phạt trước đó, Đức có thể sẽ quyết định đến thời điểm và mức độ tác động đến nhập khẩu khí đốt ra sao. Không phải ngẫu nhiên mà Ủy ban châu Âu chuyển hướng sang cấm vận than và dầu mỏ chỉ sau khi có sự tham gia của Berlin và sau đó lựa chọn theo thời hạn cắt giảm của Đức đặt gia cho chính quốc gia mình.

Đức phụ thuộc đáng kể vào khí đốt Nga và không thể dễ dàng khắc phục như dầu và than, một phần do quy mô lớn. Trước khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine, Đức nhập hơn một nửa nguồn cung khí đốt từ Nga.

Những lo ngại của Đức - mà các chính trị gia, giới phân tích và ngân hàng trung ương đều cảnh báo là sẽ gây ra suy thoái kinh tế nếu cấm vận khí đốt - không phải là không có cơ sở. Ngành công nghiệp nặng vẫn là trụ cột của nền kinh tế nước này và các lĩnh vực như sản xuất thép phụ thuộc nhiều vào khí đốt. Ngoài ra, một nửa số hộ gia đình ở Đức cũng sưởi ấm bằng khí đốt.

Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 4, Đức đã giảm phụ thuộc đó xuống còn 35% bằng cách nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và thực hiện các biện pháp khác nhằm mục tiêu độc lập hoàn toàn vào năm 2024.

Thuyết phục Italy, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu, cũng sẽ là nhân tố chính của quyết định này. Bởi Italy nhập khoảng 40% khí đốt tự nhiên từ Nga và Rome không có các nguồn năng lượng từ hạt nhân hay than đá và hầu như không có dầu. Nhưng cho đến nay, Italy đã đồng thuận với ý định trừng phạt năng lượng của Nga. Tuần trước, Thủ tướng Italy Mario Draghi phát biểu trước Nghị viện châu Âu rằng: "Chúng tôi ủng hộ các quyết định trừng phạt của EU đối với Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai, với mức phạt tương tự".

Cũng như các cuộc tranh luận về trừng phạt than và dầu của Nga, một số nước châu Âu dường như đang núp sau Đức, vui mừng vì không bị chú ý khi từ chối trừng phạt Nga sâu hơn. Áo nhận khoảng 80% nguồn khí đốt tự nhiên từ Nga và các quốc gia khác không giáp biển như Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia cũng sẽ nhanh chóng gặp khó khăn nếu lệnh cấm này được thông qua.

Tất nhiên, nếu Moscow "khóa van" trước, như đã làm với Ba Lan và Bulgaria, thì lệnh trừng phạt khí đốt có thể được áp đặt. Nhiều khoản thanh toán sắp đến hạn vào giữa tháng 5 này và các quốc gia đang muốn rõ ràng về cách thức thanh toán khí đốt mà không vi phạm các lệnh trừng phạt. EU đã đề xuất một giải pháp thay thế, nhưng nó vẫn chưa được thử nghiệm và điều này có thể sẽ không được thực hiện.

Khi nào Brussels có thể trừng phạt khí đốt vẫn chưa rõ ràng. Một nhà ngoại giao của EU lạc quan cho rằng ông hy vọng điều đó sẽ diễn ra trong vài tuần tới. Một số người khác cho rằng nó có thể sẽ được thông báo tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU diễn ra vào cuối tháng này.

Theo Dân trí

Các lãnh đạo G7 cam kết cấm dầu NgaCác lãnh đạo G7 cam kết cấm dầu Nga
Pháp tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ NgaPháp tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ Nga
Hungary: Cấm vận dầu Nga giống tự thả bom hạt nhân vào nền kinh tếHungary: Cấm vận dầu Nga giống tự thả bom hạt nhân vào nền kinh tế
Vì sao EU cấm vận dầu mỏ cũng không làm gì được Nga?Vì sao EU cấm vận dầu mỏ cũng không làm gì được Nga?
Châu Âu rạn nứt trước việc áp đặt lệnh cấm vận mới với NgaChâu Âu rạn nứt trước việc áp đặt lệnh cấm vận mới với Nga
Nhờ khí đốt, Qatar đã giàu lại càng giàu hơnNhờ khí đốt, Qatar đã giàu lại càng giàu hơn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC HCM 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Nguyên liệu 9999 - HN 69,350 ▲500K 69,900 ▲450K
Nguyên liệu 999 - HN 68,250 ▼500K 69,800 ▲450K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,905 ▲70K 7,060 ▲70K
Trang sức 99.9 6,895 ▲70K 7,050 ▲70K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,970 ▲70K 7,090 ▲70K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,970 ▲70K 7,090 ▲70K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,970 ▲70K 7,090 ▲70K
NL 99.99 6,900 ▲70K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,900 ▲70K
Miếng SJC Thái Bình 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Nghệ An 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Hà Nội 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,200 ▲700K 70,450 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,200 ▲700K 70,550 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 69,100 ▲700K 69,950 ▲700K
Nữ Trang 99% 67,757 ▲693K 69,257 ▲693K
Nữ Trang 68% 45,721 ▲476K 47,721 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 27,322 ▲292K 29,322 ▲292K
Cập nhật: 29/03/2024 14:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,744.51 15,903.54 16,414.36
CAD 17,859.08 18,039.48 18,618.89
CHF 26,797.53 27,068.21 27,937.63
CNY 3,362.04 3,396.00 3,505.60
DKK - 3,518.32 3,653.18
EUR 26,047.45 26,310.56 27,476.69
GBP 30,507.55 30,815.71 31,805.49
HKD 3,090.38 3,121.59 3,221.86
INR - 296.93 308.81
JPY 159.05 160.66 168.34
KRW 15.91 17.67 19.28
KWD - 80,430.82 83,649.45
MYR - 5,194.61 5,308.11
NOK - 2,235.93 2,330.95
RUB - 255.73 283.10
SAR - 6,596.77 6,860.75
SEK - 2,269.46 2,365.91
SGD 17,917.31 18,098.29 18,679.60
THB 600.95 667.72 693.31
USD 24,610.00 24,640.00 24,980.00
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,897 15,997 16,447
CAD 18,054 18,154 18,704
CHF 27,048 27,153 27,953
CNY - 3,395 3,505
DKK - 3,535 3,665
EUR #26,271 26,306 27,566
GBP 30,930 30,980 31,940
HKD 3,096 3,111 3,246
JPY 160.5 160.5 168.45
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.88 1.24
NOK - 2,242 2,322
NZD 14,562 14,612 15,129
SEK - 2,266 2,376
SGD 17,936 18,036 18,636
THB 627.46 671.8 695.46
USD #24,568 24,648 24,988
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,620.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,213.00 26,318.00 27,483.00
GBP 30,653.00 30,838.00 31,788.00
HKD 3,106.00 3,118.00 3,219.00
CHF 26,966.00 27,074.00 27,917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15,849.00 15,913.00 16,399.00
SGD 18,033.00 18,105.00 18,641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,979.00 18,051.00 18,585.00
NZD 14,568.00 15,057.00
KRW 17.62 19.22
Cập nhật: 29/03/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24605 24655 24995
AUD 15938 15988 16401
CAD 18097 18147 18551
CHF 27276 27326 27738
CNY 0 3398.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26475 26525 27030
GBP 31101 31151 31619
HKD 0 3115 0
JPY 161.85 162.35 166.86
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0254 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14606 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18228 18228 18589
THB 0 640 0
TWD 0 777 0
XAU 7890000 7890000 8050000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 14:00