Cấm vận châu Âu đang đem lại lợi ích cho Nga?

13:28 | 12/03/2024

2,384 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kể từ năm 2022, Liên minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nguồn cung năng lượng từ Nga. Ban đầu là lệnh cấm sử dụng than, sau đó là hạn chế sử dụng dầu vào cuối năm. Kể từ năm 2023, các lệnh trừng phạt đối với các sản phẩm dầu mỏ đã bắt đầu có hiệu lực.
Cấm vận châu Âu đang đem lại lợi ích cho Nga?
Hình minh họa

Theo tính toán của TASS, Nga đã thu được gần 187 tỷ USD từ việc cung cấp dầu, khí đốt và than cho một số quốc gia thân thiện vào năm ngoái, cao hơn 56 tỷ USD so với mức xuất khẩu trung bình sang các nước châu Âu trước khi họ áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga.

Dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia của những khách hàng mua hydrocarbon lớn nhất của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Malaysia và EU. Nghiên cứu đã so sánh giá trị giao hàng trung bình từ năm 2019 đến năm 2021 với giá trị giao hàng vào năm 2023. Dữ liệu năm 2022 không được xem xét do những biến động bất thường về giá trị hàng nhập khẩu, cả về thay đổi giá cả và lượng cung.

Trước khi hàng loạt lệnh trừng phạt được áp dụng, 27 quốc gia EU đã mua trung bình 102,5 tỷ USD hydrocarbon từ Nga hàng năm. Tuy nhiên, con số này đã giảm mạnh xuống còn 31,6 tỷ USD vào năm ngoái. Do đó, tổng doanh thu bị mất từ ​​nguồn cung cho các quốc gia này lên tới 70,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, trở ngại này đã được bù đắp bởi sự gia tăng xuất khẩu sang các quốc gia đồng minh. Tổng cộng, xuất khẩu sang sáu quốc gia –Thổ Nhĩ Kỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Malaysia - đạt 186,7 tỷ USD vào năm ngoái, so với mức trung bình 59,9 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2021.

Do đó, Nga đã kiếm được thêm 126,8 tỷ USD từ những điểm đến này, cao hơn 56 tỷ USD so với số hàng xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Năm ngoái, Trung Quốc nổi lên là khách hàng mua hydrocarbon lớn nhất của Nga, tăng chi tiêu từ 43,3 tỷ USD trong năm 2019-2021 lên 94,6 tỷ USD. Việc tăng gấp đôi chi tiêu này bao gồm việc mua than, khí đốt, dầu và các sản phẩm dầu mỏ.

Theo sát là Ấn Độ, quốc gia đã tăng cường mua hydrocarbon của Nga gần 18 lần từ mức trung bình giai đoạn 2019-2021 lên 53,7 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp đôi lượng mua hàng của mình lên 30,1 tỷ USD, trong khi Brazil tăng gấp 24 lần lên 5,3 tỷ USD.

Malaysia đã tăng nhập khẩu hydrocarbon từ Nga lên 2,8 lần đạt 2 tỷ USD và Indonesia đã tăng gấp 5 lần lượng nhập khẩu này lên 1,1 tỷ USD.

Vào tháng 12/2022, Moscow đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cho các tổ chức nước ngoài, gồm những quốc gia hoặc công ty trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng giới hạn giá trong hợp đồng.

Lệnh cấm áp dụng cho tất cả các giai đoạn giao hàng và cuối cùng ảnh hưởng đến người mua. Sắc lệnh của Tổng thống Nga có hiệu lực từ ngày 1/2/2023 và được gia hạn đến tháng 6/2024.

Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm vận hành nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giớiNhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm vận hành nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới
Nga dự kiến giá dầu trong năm 2024Nga dự kiến giá dầu trong năm 2024
EU gia hạn lệnh trừng phạt NgaEU gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Anh Thư

TASS