Các nước Đông Nam Á ngăn chặn "sex tour" trẻ em
Hội thảo có sự tham gia của 4 nước ở khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan cùng với các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm thảo luận, đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực thi hành pháp luật ở cấp quốc gia và xuyên quốc gia với việc chống tội phạm du lịch tình dục trẻ em ở khu vực sông Mê Kông.
Du lịch tình dục trẻ em (DLTDTE) là việc khai thác tình dục trẻ em của một hay nhiều người đi du lịch để thực hiện hành vi tình dục với trẻ em. Các khách DLTDTE có thể là khách trong nước hoặc khách quốc tế. Họ thường sử dụng nơi ở, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác có liên quan đến du lịch để tiếp xúc với trẻ em nhằm tránh bị nghi ngờ.
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay, tội phạm DLTDTE ở nước ta chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Thông thường khách du lịch tự tìm kiếm hoặc thông qua mô giới là nhân viên quản lí, xe ôm, hướng dẫn viên du lịch, lái xe taxi… để thực hiện hành vi mua dâm, mua trinh, giao cấu, dâm ô với trẻ em ở nơi họ đến du lịch.
Một số đối tượng còn tổ chức đường dây mua bán trẻ em để phục vụ các đường dây “Sextour”, cung cấp các dịch vụ tình dục cho khách du lịch. Nhiều khách du lịch còn quay phim, chụp ảnh khỏa thân, khiêu dâm trẻ em để tàng trữ và phát tán văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em…
TS. Trần Văn Dũng – Phó phòng Pháp luật Hình sự Bộ Tư Pháp Việt Nam cho rằng: Việc phát triển du lịch không phải là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tình trạng tội phạm DLTDTE, mà do nhân cách lệch lạc, lối sống buông thả cũng như “niềm tin mù quáng” nào đó của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói, thất học, lối sống đua đòi của một bộ phận trẻ em là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Hiện nay, công tác kiểm tra, xử lý tội phạm DLTDTE có nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật nước ta chưa có điều luật, quy định cũng như khái niệm đầy đủ về tội phạm DLTDTE. Đối tượng phạm tội thường dùng vật chất hoặc các mánh khóe khác để đánh đổi sự im lặng của nạn nhân.
Bên cạnh đó, việc thu thập các chứng cứ phạm tội trong các vụ DLTDTE cũng rất khó do đây là loại tội phạm nhạy cảm và mới nên nhiều cán bộ điều tra còn thiếu kinh nghiệm, chưa kể nhiều vụ liên quan đến yếu tố nước ngoài phải xác minh nhân thân qua đường ngoại giao.
Trước thực trạng trên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an nhấn mạnh: Tội phạm DLTDTE hết sức phức tạp do đến từ nhiều nước trên thế giới thông qua du lịch, kinh doanh, du lịch tự do... Do đó, Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với cảnh sát các nước trao đổi thông tin về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, để tổ chức điều tra, xác minh các vụ án vụ việc có liên quan đến loại tội phạm này nhằm đưa ra truy tố, xét xử theo pháp luật Việt Nam cũng như của từng nước.
Mai Phương
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước
-
Hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam: Bước ngoặt trong phát triển vùng, phát triển quốc gia
-
Tổng thuật: Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự trên cả nước