Cá tra Việt Nam chiếm một nửa thị phần tại UAE
![]() |
Cá tra Việt Nam chiếm một nửa thị phần tại UAE (Ảnh minh họa) |
VASEP dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang UAE đạt hơn 2 triệu USD, tăng 40% so với tháng 5/2024. Lũy kế XK cá tra 5 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt hơn 11 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng chủ lực ngành cá tra XK sang UAE vẫn là các sản phẩm phile cá tra đông lạnh mã (HS 03046200). Tính đến hết tháng 5/2024, XK sản phẩm này sang UAE đạt khoảng 6.000 tấn, trị giá khoảng 14 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 61% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 90% tỷ trọng. Theo sau đó là sản phẩm cá tra cắt khúc đông lạnh, đóng gói (mã HS 03032400) với kim ngạch XK đạt khoảng 1,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 84% so với cùng kỳ, chiếm 9% tỷ trọng.
Theo VASEP, UAE có hàng loạt những yếu tố phù hợp để trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như: Đứng hàng đầu về kinh tế trong các nước Ả rập và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1%, do đó đến 90% lượng thủy sản tiêu thụ của quốc gia này đến từ việc nhập khẩu (NK), giới trẻ yêu thích các loại protein đến từ thủy hải sản trong bối cảnh nền kinh tế của UAE tiếp tục mở rộng... Cuối năm 2023, Việt Nam và UAE cơ bản đã hoàn thành phần lớn nội dung đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), dự kiến có thể ký trong năm 2024.
Hiệp định CEPA không chỉ giúp XK trực tiếp hàng hóa sang UAE, mà còn là bước đà giúp hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Đông thông qua “cửa ngõ UAE” - thị trường trọng điểm ở Trung Đông, là đầu mối cho các nước như châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Âu, châu Á nói chung, nhờ có cơ sở hạ tầng cảng biển tốt, cùng hàng không phát triển, dễ dàng kết nối được với các thị trường.
Tuy nhiên, UAE cũng là một trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt cả về giá và chất lượng và đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với một số quốc gia mà họ đã ký FTA với UAE như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ… do DN của các nước này đã được hưởng ưu đãi khi xuất hàng vào UAE, nên có lợi thế cạnh tranh hơn so với các DN XK của Việt Nam.
Vì vậy, để có thể thúc đẩy hơn nữa XK hàng hóa của Việt Nam vào UAE, các DN Việt Nam cần phải áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thay đổi phương thức quản lý, giảm thiểu các chi phí trung gian, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam.
D.Q
-
Tin tức kinh tế ngày 14/5: Hà Nội thu ngân sách cao nhất cả nước
-
Tin tức kinh tế ngày 7/5: Trung Quốc vượt Mỹ dẫn đầu về nhập thủy sản Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 24/4: Một ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất trở lại
-
Tin tức kinh tế ngày 2/4: Tín dụng bật tăng ngay từ đầu năm
-
Tin tức kinh tế ngày 16/3: Cổ phiếu BĐS khu công nghiệp tăng tốc mạnh
-
Khởi công phân khu 35ha The Grand Ho Tram: Cú hích mới cho bất động sản du lịch Việt Nam
-
Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng mạnh bất chấp căng thẳng thương mại
-
Hợp tác phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo quốc gia
-
Việt Nam - Hoa Kỳ tăng tốc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực AI và công nghiệp bán dẫn
-
Giá vàng hôm nay (13/5): Đồng loạt giảm