Bulgaria khởi công xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối với Serbia
![]() |
Tại một buổi lễ gần thị trấn Kostinbrod, nằm ở phía tây thủ đô Sofia, Tổng thống Roumen Radev của Bulgaria đã phát biểu: “Đây là một ví dụ về sự hợp tác lâu dài giữa chúng tôi và Ủy ban Châu Âu (EC) – cơ quan tài trợ một phần cho dự án. Công trình này sẽ mang đến cho vùng Balkan nhiều cơ hội mới để đa dạng hóa nguồn cung trong khu vực”.
Ông Aleksandar Vucic – Tổng thống Serbia, cũng đặt hy vọng “rằng dòng chảy khí đốt sẽ bắt đầu từ cuối năm nay”.
Với chiều dài hơn 170 km, dẫn từ thủ đô của Bulgaria sang thành phố Nis của Serbia, đường ống sẽ kết nối mạng lưới khí đốt của hai nước.
Công trình sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10, với công suất hàng năm là 1,8 tỷ m3.
Sáng kiến được công bố vào năm 2012, với mục đích đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của Serbia và Bulgaria.
Do tranh chấp giữa Kiev và Moscow, ngay giữa mùa đông năm 2009, hai nước này đã không có khí đốt từ Nga, vốn được dẫn qua một đường ống đi xuyên Ukraine. Bulgaria là quốc gia châu Âu duy nhất không có giải pháp thay thế. Do đó, hơn 200 nhà máy đã phải ngừng hoạt động, còn hệ thống sưởi thì phải hoạt động hạn chế trong nhiều tuần.
Việc giao hàng sau đó đã tiếp tục diễn ra bình thường, làm hoãn lại việc xây dựng những đường ống dẫn khí đốt để nối mạng lưới của Bulgaria với các nước láng giềng khác.
Tuy nhiên, cuộc chiến Nga - Ukraine đã thay đổi thực trạng. Vào tháng 4/2022, Bulgaria trở thành quốc gia không hề có khí đốt của Nga. Cũng kể từ đó, Chính phủ Bulgaria đã khởi động lại một vài dự án, với mục đích giảm lệ phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Vào đầu tháng 1, Bulgaria cũng đã ký kết một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển đến khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), có xuất xứ từ nhiều quốc gia cung cấp khác, sang cho Serbia.
Một đường ống dẫn khí đốt nối với Hy Lạp cũng đã được khánh thành vào tháng 7/2022. Qua đường ống này, Bulgaria sẽ nhận được nhận khí đốt từ Azerbaijan.
Serbia, tuy là vẫn đang ứng đơn chờ gia nhập EU, họ tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin.
Ngọc Duyên
AFP
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 27/3 - 1/4
- Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
- Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện
- Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
- Pháp cải cách thủ tục triển khai điện gió ngoài khơi
- Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023
- Nhóm nhà đầu tư 11 nghìn tỷ USD kêu gọi các thành viên không tài trợ cho các dự án dầu khí mới
- Trung Quốc lạc quan vào đà phục hồi kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/3: Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu tăng liên tiếp
- Iraq bắt đầu đóng các mỏ dầu ở khu vực Kurdistan
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 27/3 - 1/4
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
-
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
-
Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện